Giới thiệu tiềm năng kinh tế, thương mại Việt Nam với Algeria

Ngày 25/10, tại thủ đô Alger, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp thủ đô Alger tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng kinh tế, thương mại Việt Nam - Algeria. 
Giới thiệu tiềm năng kinh tế, thương mại Việt Nam với Algeria

Với sự tham dự của hơn 120 đại biểu gồm đại diện các cơ quan, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp của ba tỉnh thành Algeria, Vụ trưởng Vụ Hợp tác song phương của Bộ Thương mại Algeria, đại diện Tổng cục Hải quan Algeria, Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam, đại diện Đại sứ quán của Mali, Niger, Senegal (là những nước Đại sứ quán Việt Nam kiêm nhiệm), các cơ quan báo chí và khoảng 70 doanh nghiệp nước sở tại trong các lĩnh vực nông sản, thủy sản, hàng công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, ôtô, vận tải, bảo hiểm xuất khẩu... Về phía Việt Nam có Đại sứ Phạm Quốc Trụ, Tham tán Thương mại, đại diện Thông tấn xã và một số doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Algeria.

Mục tiêu của hội thảo là thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch và lao động giữa hai nước. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đã đạt 205.374.870 USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, Algeria là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam tại châu Phi, sau Nam Phi, Ghana và Ai Cập. Về nhập khẩu của Việt Nam từ Algeria, kim ngạch chỉ đạt 1.608.750 USD. Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần như tuyệt đối sang Algeria.

Về đầu tư, Liên doanh dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Algeria sau khi đi vào khai thác từ tháng 8/2015 vẫn hoạt động tốt, sản lượng đang khai thác khoảng 18.000 thùng/ngày. Đây được xem là một biểu tượng thành công về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư.

Về hợp tác lao động, hiện nay, Việt Nam có khoảng 3.000 lao động đang làm việc chủ yếu cho các nhà thầu xây dựng của bên thứ ba như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Libăng tại Algeria.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Algeria Phạm Quốc Trụ đã giới thiệu khái quát những thành tựu của Việt Nam trong 30 năm kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khẳng định chính sách của Việt Nam là luôn mong muốn tăng cường hơn nữa trao đổi thương mại với tất cả các nước trên thế giới, nhất là với các nước châu Phi trên cơ sở quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi.

Đại sứ nhấn mạnh triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước là rất khả quan. Hiện nhiều hàng hóa của Việt Nam đã trở nên quen thuộc tại thị trường quốc gia Bắc Phi này và các sản phẩm của Algeria cũng đã có mặt tại Việt Nam. Đại sứ Phạm Quốc Trụ cũng bày tỏ tin tưởng rằng cuộc hội thảo này là cơ hội để hai bên trao đổi thông tin nhằm hiểu rõ hơn thị trường hai nước, qua đó giúp phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế song phương, đồng thời khẳng định sẽ làm hết sức mình để giúp các doanh nghiệp Algeria trao đổi kinh tế và thương mại với các đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng thắng.

Giới thiệu tiềm năng kinh tế, thương mại Việt Nam với Algeria

Để cộng đồng doanh nghiệp Algeria hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam, Tham tán Thương mại Việt Nam đã giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, tình hình quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Algeria, ông Hadef Abderrahmane cho rằng, hội thảo này là cơ hội để các doanh nghiệp Algeria hiểu biết rõ hơn thị trường Việt Nam, qua đó góp phần phát triển và tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, ông Abderrahmane cũng nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế này chưa xứng tầm với mối quan hệ chính trị và văn hóa tốt đẹp vốn có giữa hai nước.

Ông Abderrahmane cũng đã giới thiệu khái quát những cải cách kinh tế của Algeria với ưu tiên đa dạng hóa kinh tế nhằm tránh phụ thuộc vào dầu mỏ. Algeria đang đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế phi dầu mỏ như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin, truyền thông và năng lượng tái tạo.

Nhân dịp này, Đại sứ quán Việt Nam đã giới thiệu các địa chỉ hữu ích và phát tài liệu, danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của 20 ngành hàng Việt Nam cho các đại biểu tham dự, trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp về quy định XNK, những cơ hội và tập quán kinh doanh với Việt Nam...

Tại hội thảo, doanh nghiệp hai bên đã nêu những khó khăn thường gặp phải là:

Khoảng cách địa lý xa xôi: Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Algeria bằng đường biển thường mất từ 1 tháng đến 1,5 tháng, dẫn đến chi phí vận tải cao. Ngoài ra việc thiếu các tuyến đường hàng không trực tiếp dẫn đến giá vé máy bay đi Algeria cũng cao và thời gian kéo dài.

Rào cản về ngôn ngữ: Phần lớn các doanh nghiệp Algeria sử dụng tiếng Pháp trong khi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nói tiếng Anh, gây khó khăn trong việc giao dịch.

Thuế nhập khẩu cao: Algeria chưa phải là thành viên WTO nên thuế nhập khẩu cao trung bình trên 30%, thuế VAT cao nhất là 17%. Chưa kể trước tình hình giá trị xuất khẩu dầu lửa của nước này bị sụt giảm do giảm giá dầu thế giới, dẫn tới nguồn thu ngoại tệ không đủ, nước này sử dụng các biện pháp hạn ngạch, quota, giấy phép nhập khẩu, tăng thuế... để hạn chế nhập khẩu

Về khâu thanh toán, cũng giống như tại nhiều quốc gia châu Phi khác, các ngân hàng thương mại Việt Nam và Algeria chưa thiết lập quan hệ đại lý nên doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán XNK qua trung gian tại Mỹ hoặc châu Âu nên thời gian kéo dài, chi phí tăng.

Về đầu tư vào Algeria: Nước này vẫn áp dụng hình thức liên doanh, liên kết đối với FDI, quy định tỷ lệ góp vốn là 51%/49% trong đó phía Algeria nắm đa số nên chưa có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường này.

Các đại biểu nhất trí kiến nghị Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên thuận lợi hơn trong kinh doanh, đầu tư như đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại ưu đãi song phương, thúc đẩy ký kết Hiệp định công nhận kiểm tra vệ sinh an toàn động thực vật, ký Hiệp định hợp tác ngân hàng, đề nghị phía Algeria sớm phê chuẩn Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Algeria.

Việc tham gia đông đảo của doanh nghiệp Algeria tại hội thảo cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với thị trường Việt Nam. Về xuất khẩu, doanh nghiệp Algeria mong muốn tìm kiếm những đối tác nhập khẩu uy tín, nhất là những khách hàng Việt Nam nhập khẩu nông sản của Algeria như chà là, dầu ô liu, thịt cừu. Về nhập khẩu, doanh nghiệp Algeria muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo và các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam như máy bơm, giày dép, hàng dệt may. Đặc biệt phía bạn mong muốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam mở nhà máy tái chế nhựa, sản xuất năng lượng tái tạo, liên doanh xe ô tô tại Algeria để cung cấp cho thị trường sở tại cũng như xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Một số hãng tàu biển, bảo hiểm xuất nhập khẩu của Algeria và quốc tế có trụ sở tại Algeria cũng đến dự hội thảo để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Nhân dịp tham dự hội thảo lần này, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Djelfa thông báo sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam vào cuối tháng 11/2016 và sẽ làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ VN tại Algeria
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu và đầu tư sang Algeria cho 42 doanh nghiệp trong nước.
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Algeria nằm ở Bắc Phi, là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, với tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 khoảng 190 tỷ USD, dự trữ ngoại hối 85 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Việt Nam - Áo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã trực tiếp kết nối với doanh nghiệp nước này để tìm hiểu nhu cầu thị trường, đề xuất các giải pháp xúc tiến xuất khẩu...
Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo thế giới tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo nên Senegal buộc phải thay đổi nhà cung cấp và hướng tới Pakistan.
Thương mại Việt Nam - Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Thương mại Việt Nam - Singapore tăng trưởng bền vững nhờ “bàn đạp” FTA

Việt Nam và Singapore là hai thành viên trong ASEAN ký FTA với Anh và Liên minh châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác.
Tăng cường kết nối hàng không để thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Tăng cường kết nối hàng không để thúc đẩy thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 20/3/2024, tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã khai trương văn phòng đại diện tại Ấn Độ.
Nam Phi - thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất thuốc, thiết bị y tế

Nam Phi - thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất thuốc, thiết bị y tế

Nam Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng cho ngành thuốc, thiết bị y tế Việt Nam và sẽ là cửa ngõ để hàng Việt thâm nhập sâu hơn vào châu Phi.
Ả-rập Xê-út miễn thuế hải quan đối với một số hàng hóa từ 1/4/2024

Ả-rập Xê-út miễn thuế hải quan đối với một số hàng hóa từ 1/4/2024

Ngày 7/3, Ả-rập Xê-út thông báo sẽ miễn thuế hải quan cho nguyên liệu thô, hàng bán thành phẩm và các sản phẩm được sản xuất hoàn chỉnh... từ ngày 1/4/2024.
Các cuộc gặp gỡ song phương của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại New York (Mỹ)

Các cuộc gặp gỡ song phương của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại New York (Mỹ)

Tại New York, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có các cuộc gặp song phương với Tổng thống Thuỵ Sỹ, Thủ tướng Latvia và tiếp Thị trưởng thành phố New York.
Việt Nam tham dự Tuần Quốc tế tại Ấn Độ

Việt Nam tham dự Tuần Quốc tế tại Ấn Độ

Phòng Thương mại và Công nghiệp PHD (PHDCCI) được thành lập từ năm 1905, là một trong những Phòng Thương mại và Công nghiệp lâu đời nhất tại Ấn Độ.
Hiệp định thương mại tự do Israel-Guatemala chính thức có hiệu lực

Hiệp định thương mại tự do Israel-Guatemala chính thức có hiệu lực

Kể từ ngày 29/02/2024, Hiệp định thương mại tự do giữa Israel và Guatemala chính thức có hiệu lực đi vào thực hiện.
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển

Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển

Để khơi dậy tinh thần hàng Việt Nam tại Thụy Điển, Thương vụ Việt Nam đã phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam”.
Sức hút từ triển lãm quy mô lớn nhất thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo

Sức hút từ triển lãm quy mô lớn nhất thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo

Triển lãm WSEW 2024 là triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo đang được diễn ra tại Nhật Bản.
Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các FTA trong tháng 3/2024

Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các FTA trong tháng 3/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản về việc “Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA)”.
Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may và thời trang

Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may và thời trang

Hội chợ dệt may Bharat Tex 2024 được tổ chức bởi Bộ Dệt may Ấn Độ và 11 Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dệt may Ấn Độ tại thủ đô New Delhi từ ngày 26 - 29/2/2024.
Xây nhà máy xe điện tại Ấn Độ: Góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ

Xây nhà máy xe điện tại Ấn Độ: Góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ

VinFast khởi công xây dựng nhà máy ôtô tại Ấn Độ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Ấn Độ phát triển.
Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) dỡ bỏ lệnh cấm vận với Niger

Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) dỡ bỏ lệnh cấm vận với Niger

Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 24/2 tuyên bố dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Niger, Mali, Burkina Faso.
Gạo Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Indonesia

Gạo Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Indonesia

Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn và đây là cơ hội gia tăng xuất khẩu cho gạo Việt Nam.
Thúc đẩy hợp tác thương mại dịch vụ Việt Nam - Ấn Độ

Thúc đẩy hợp tác thương mại dịch vụ Việt Nam - Ấn Độ

Sau khi có đường bay thẳng trực tiếp Việt Nam - Ấn Độ, hoạt động thương mại dịch vụ trong lĩnh vực du lịch đã bùng nổ mạnh mẽ giữa hai nước.
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

Trong tháng 1/2024, Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 2,9 tỷ SGD, tăng 18,08%.
Nguyên Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường "hiến kế" xây dựng thương hiệu hàng Việt tại thị trường Anh

Nguyên Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường "hiến kế" xây dựng thương hiệu hàng Việt tại thị trường Anh

Từng làm Tham tán thương mại tại 3 thị trường ở châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường để lại ấn tượng sâu sắc của một “sứ giả” kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động