Chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), ngày 11/6/2024, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Công Thương và báo chí cách mạng Việt Nam".
Diễn giả của buổi sinh hoạt chuyên đề là Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông rất nổi tiếng với những câu chuyện về Bác Hồ, được mệnh danh là "người kể chuyện về Bác Hồ", hay "pho sử sống về Bác Hồ".
Cùng tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề, về phía Bộ Công Thương có bà Hà Mai Anh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Công Thương.
Về phía Báo Công Thương có: Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh, cùng các Phó Tổng biên tập và toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên, người lao động đang công tác và làm việc tại Báo Công Thương.
Báo Công Thương tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Công Thương và Báo chí cách mạng Việt Nam" |
Diễn giả của buổi sinh hoạt chuyên đề là Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương |
Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Công Thương và báo chí cách mạng Việt Nam", Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh cho biết, trong không khí tháng 6 chào mừng 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Báo Công Thương đã vinh dự có buổi giao lưu, trò chuyện với với Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - người được mệnh danh là "người kể chuyện về Bác Hồ hay nhất" về những câu chuyện của Bác Hồ, những câu chuyện của Bác với báo chí cách mạng Việt Nam, với báo chí ngành Công Thương.
Chia sẻ với Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo về lịch sử Báo Công Thương, Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh cho biết, ngày 10/6/2024, Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương đã nhất trí 100% thống nhất lấy ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương. Nguồn gốc sự kiện này bắt nguồn từ tình cảm của Bác Hồ với Bộ Công Thương nói chung và với báo chí ngành Công Thương nói riêng.
Tổng biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh chia sẻ về lịch sử của Báo Công Thương đồng thời kỳ vọng, thông qua buổi trò chuyện của Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động tại Báo sẽ học tập được thêm nhiều kiến thức, từ đó phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Công Thương |
Theo Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh, ngày 2/10/1945 - ngày Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 8-BKT/VP về tổ chức bộ máy của Bộ Quốc dân Kinh tế trong đó tại điều 4 của Nghị định về các phòng Sự vụ có phòng ba là Phòng Kinh tế tập san có nhiệm vụ xuất bản Việt Nam Kinh tế tập san. Trên cơ sở đó, chọn ngày 2/10 là ngày thành lập đồng thời là ngày truyền thống của Báo Công Thương.
"Phương án chọn ngày 2/10/1945 được xác định là vừa có ý nghĩa lịch sử, thể hiện chiều dài lịch sử, bề dày lịch sử của tờ báo, vừa có tài liệu, quyết định của cơ quan có thẩm quyền chứng minh, vừa có ý nghĩa giáo dục truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc" - Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh và cho biết với truyền thống gần 80 năm và với tinh thần "uống nước nhớ nguồn", thông qua buổi trò chuyện với "pho sử sống về Bác Hồ", lãnh đạo Báo Công Thương mong muốn làm tốt hơn công tác tuyên truyền, giáo dục nhất là đối với thế hệ làm báo trẻ để phát huy truyền thống, tự hào của một Bộ đa ngành, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.
Với Báo Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, Diễn đàn của giới Công Thương Việt Nam, Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh cũng kỳ vọng, qua buổi giao lưu, trò chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên người lao động tại Báo sẽ có thêm kiến thức về Bác Hồ, có thêm tinh thần yêu nước và gắn bó mật thiết hơn nữa với ngành Công Thương. Thông qua các tác phẩm báo chí, mỗi nhà báo, phóng viên của Báo Công Thương sẽ phát huy được truyền thống vẻ vang của chí cách mạng, của báo chí ngành Công Thương, góp phần xây dựng ngành Công Thương từng bước vững mạnh.
Tại buổi giao lưu, trò chuyện, tập thể Báo Công Thương đã được nghe Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo chia sẻ về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Tại buổi giao lưu, trò chuyện, tập thể Báo Công Thương đã được nghe Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo chia sẻ về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, tập trung những nội dung cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp hy sinh cho lý tưởng cộng sản, cho cách mạng Việt Nam, cho đất nước và dân tộc; về phong cách, hành động, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình, với đồng chí, với Nhân dân.
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho mục tiêu cao cả là giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; mang ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân và để lại những giá trị nhân văn cao quý cho nhân loại. Trước khi đi xa, Người đã để lại cho toàn Đảng và toàn dân di sản vô giá, đó là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hãy học tập Bác từ những điều bình dị trong cuộc sống, từ cách sống đạo đức, phong cách tư duy, cách ứng xử đến tấm lòng yêu nước, thương dân của Người...
Tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên, người lao động đang công tác và làm việc tại Báo Công Thương cùng lắng nghe Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể chuyện bác Hồ với báo chí ngành Công Thương |
Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh giới thiệu, chia sẻ với Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo về nguồn gốc, ngày truyền thống của Báo Công Thương |
Giáo sư Hoàng Chí Bảo trao đổi với các phóng viên trẻ của Báo Công Thương |
Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin về buổi Sinh hoạt chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Công Thương và Báo chí cách mạng Việt Nam"...