​Giàng A Lử làm lại cuộc đời

​Khi còn là con nghiện, lúc nào Giàng A Lử cũng chỉ nghĩ tới thuốc phiện, gặp những người cùng bản, không dám ngẩng cao đầu. Giờ đây, khi đã cai nghiện thành công, anh Lử không chỉ tuyên truyền để nhiều người thấy tác hại của ma túy mà hơn thế anh còn làm giàu trên chính quê hương mình.
​Giàng A Lử làm lại cuộc đời
Vợ chồng anh Lử, chị Cá chăm sóc đàn gia súc của gia đình

Tình cờ mắc nghiện...

Năm 1991, từ quê hương Bắc Hà, Lào Cai, gia đình anh Lử di cư lên bản Khằm 3, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa. Như nhiều gia đình người Mông khác, anh Lử và vợ anh là chị Thào Thị Cá rất chăm chỉ làm ăn. Cuộc sống của gia đình nhỏ với 3 đứa con đang yên ấm, thì năm 1994, sau 1 lần đi đốn cây, không may anh Lử bị cây đè gãy xương bả vai và 3 chiếc xương sườn.

Thiếu hiểu biết, xa bệnh viện lại nghèo khó nên khi có người bày cho anh Lử cách giảm đau bằng… thuốc phiện, anh đã làm theo. “Sau khi hút thuốc phiện, cảm giác đau đớn đỡ hẳn. Cứ thế, trong 1 thàng ròng, mỗi lần lên cơn đau, tôi lại lấy 1 ít thuốc phiện ra hút. Lành vết thương thì cũng là lúc tôi nghiện thuốc phiện” – anh Lử nhớ lại.

Ban đầu, anh Lử mua thuốc phiện chủ yếu trong huyện Mường Lát vì khi đó, nhiều hộ ở Mường Lát vẫn lén lút trồng cây thuốc phiện. Sau khi cây thuốc phiện bị triệt phá, để có thuốc hút, anh Lử theo bạn bè đi bộ cả nửa ngày lên biên giới để mua thuốc phiện về bản bán lại cho các con nghiện khác, tiền lãi để nuôi những cơn nghiện của bản thân. Trung bình mỗi ngày anh Lử mất khoảng 100.000 đồng để mua ma túy về sử dụng; trong khi vợ con thì khổ sở vì đói ăn.

Năm 2003, trong một lần đang mang ma túy từ biên giới về, anh Lử bị cán bộ Đồn biên phòng Trung Lý phát hiện và bắt giữ. Ra tòa, anh Lử phải lĩnh mức án là 9 năm tù giam. Không ngờ, lần bị bắt này lại mở ra lối thoát cho anh Lử và gia đình.

... Đến quyết tâm hoàn lương

Nhờ tích cực cải tạo, anh Lử được ra tù trước thời hạn gần 3 năm. “Ngày ra tù, bác sỹ ở trại giam nói với tôi: 6 năm, 6 tháng không sử dụng, nhưng ma túy vẫn ở trên ngọn tóc của anh. Nếu anh không quyết tâm, ma túy có thể quay lại bất cứ lúc nào” - anh Lử kể.

Ra tù, anh Lử hay tin, vợ anh ở nhà nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của một người đàn ông, tham gia vào đường dây vận chuyển ma túy và bị kết án 5 năm tù…

Tha thứ cho vợ và quyết tâm cùng nhau làm lại từ đầu, anh Lử vào rừng kiếm tre nứa dựng nhà, đi xin từ con gà con về nuôi; nhận nuôi trâu, bò thuê; sớm tối lên nương trồng ngô, sắn… Hết hạn tù trở về, chị Thào Thị Cá đã chung tay cùng anh chăm sóc con cái, tập trung chăn nuôi, trồng trọt. Sau 5 năm cố gắng, vợ chồng anh Lử giờ đã có 9 con trâu, 8 con bò, chục con lợn lớn, nhỏ, vài chục con dê; ngan gà không đếm hết; con cái anh chị cũng đã được học hành…

Kể lại những ngày đã qua, anh Lử vẫn nhớ như in ngày vừa ở trại về đã có người anh em bên bản Khằm 1 mang thuốc phiện tới mời. “Nếu lần đó tôi hút lại, chắc chắn sẽ không có ngày hôm nay. Cai nghiện không khó, nhưng tái nghiện rất dễ. Cai rồi, đừng đi ngó, đi thử nữa, không là nghiện lại ngay”. Để không trở thành con nghiện thêm một lần nữa, anh Lử nhất định không sắm xe máy cho mình, mặc dù đã mua được 2 xe máy cho các con. “Có xe thì đi lại nhiều, ra ngoài gặp bạn bè, anh em. Một phút ngã lòng, có thể sẽ mất đi tất cả…”.

Được biết, xã Trung Lý hiện có tới hơn 100 con nghiện có hồ sơ quản lý. Đây lại là xã có tới 6 ki-lô-mét đường biên giáp với bản Na Hàm, cụm Nậm Ngà, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Nhiều năm nay, ma túy vẫn lén lút được vận chuyển từ phía biên giới Lào vào Trung Lý… Giữa môi trường như vậy, việc cai nghiện thành công và tích cực lao động sản xuất như trường hợp của gia đình anh Lử, chị Cá… là câu chuyện cần được kể lại để nhiều người đang nghiện ma túy có thêm quyết tâm, niềm tin từ bỏ ma túy, làm lại cuộc đời.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động