Giảm tối đa gánh nặng chi phí cho các sàn thương mại điện tử

Quy định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu sàn thương mại điện tử trong việc kê khai, nộp thuế là cần thiết, song cần giảm tối đa gánh nặng chi phí cho các sàn.
Phát triển nền tảng thương mại điện tử: Thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Quy định rõ trách nhiệm của chủ sàn

Theo Bộ Tài chính, hiện tại Việt Nam có khoảng 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (trong đó có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài; tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến, tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế.

Giảm tối đa gánh nặng chi phí cho các sàn thương mại điện tử
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế

Theo đó, để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Một trong những nội dung được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi là quy định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc kê khai, nộp thuế thay cho các cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Thông tin về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc kê khai, nộp thuế và cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho hay, Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử đã quy định rất rõ ràng và có những điểm rất mới về quản lý thương mại điện tử.

Thứ nhất là tăng trách nhiệm chủ sàn thương mại điện tử; thứ hai là có những điều chỉnh đối với các sàn thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài. Các chủ sàn thương mại điện tử có tránh nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế qua sàn. Điểm mới nữa là các sàn thương mại điện tử sẽ thông báo thuế cho người bán trên sàn thương mại điện tử. Như vậy về công tác quản lý thuế thì các sàn cũng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin. Tất cả những việc này sẽ tăng trách nhiệm của chủ sàn thương mại điện tử.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, việc khai thuế thay, nộp thuế thay hiện nay đã được quy định khá đầy đủ tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, chưa có quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn thương mại điện tử như quy định tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP.

Do vậy, để đồng bộ với quy định của pháp luật về thương mại điện tử, trước mắt khi chưa sửa đổi được các căn cứ pháp lý liên quan, một trong những giải pháp rất quan trọng đó là tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế và tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế có liên quan. Ví dụ như các sàn giao dịch thương mại điện tử phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính.

Giảm gánh nặng cho các sàn thương mại điện tử

Theo Bộ Tài chính, đề xuất quy định sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua sàn được cho là phương án tối ưu trong việc quản lý thuế hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối kê khai thuế. Tuy nhiên, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng, các cơ quan quản lý cần giảm tối đa gánh nặng chi phí và chi phí tuân thủ, tạo điều kiện cho các sàn thương mại điện tử phát triển.

Để tháo gỡ những khó khăn hiện nay của các sàn thương mại điện tử đang phải đối mặt, VECOM vừa có công văn gửi Tổng cục Thuế, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ các sàn thương mại điện tử thành viên, khi được khảo sát về việc cung cấp thông tin người bán.

Theo đó, VECOM ủng hộ phương án cung cấp thông tin theo phương thức điện tử để thuận tiện cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế và thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của các sàn. Tuy nhiên, việc báo cáo, cung cấp thông tin cần ở mức hợp lý, bám sát quy định pháp luật hiện hành, không vượt quá quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp sàn thương mại điện tử, đảm bảo đúng nguyên tắc “tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử”.

VECOM cho rằng, cần làm rõ cơ sở của việc cung cấp thông tin của tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Do đó, các sàn thương mại điện tử đề nghị Tổng cục Thuế có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan trong nghĩa vụ cung cấp thông tin. Theo đó, người bán cần phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin đúng và chính xác và sàn không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thông tin không chính xác hay do hệ thống chặn nộp tờ khai... dẫn đến sự chậm trễ trong việc cung cấp thông tin.

GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân gợi mở: “Cần có quy định rõ về mặt pháp lý quy định vai trò, trách nhiệm của người bán, người trung gian của sàn thương mại điện tử đó như thế nào. Và làm thế nào để thu đúng đối tượng, tránh tình trạng trốn thuế, và mất bình đẳng giữa những người kinh doanh. Tất cả những cái đó đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp luật thực sự đồng bộ để cho tất cả các bên khi tham gia và chịu sự điều tiết chung thì có thể quản lý một cách hiệu quả”.

Theo Bộ Tài chính, về quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới với số thu trung bình trên 1.100 tỷ đồng/năm; từ năm 2018 đến hết tháng 4/2022, các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là hơn 5.111 tỷ đồng, trong đó một số tập đoàn lớn như Facebook là 1.965 tỷ đồng; Google là 1.902 tỷ đồng; Microsoft là 651 tỷ đồng.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...

Tin cùng chuyên mục

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động