Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Thương mại 23/03/2023 15:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cần chuyển nhanh từ tiểu ngạch sang chính ngạch |
Công văn nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được thông báo của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan Trung Quốc yêu cầu kiểm tra theo hình thức trực tuyến 5 doanh nghiệp chế biến nước ép trái cây đông lạnh có lô hàng vi phạm quy định an toàn thực phẩm trong số 12 doanh nghiệp phía Trung Quốc đưa ra.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo các Lệnh 248, 249 của Trung Quốc (GACC), sản phẩm nước ép trái cây không nằm trong Danh mục 18 nhóm sản phẩm phải đăng ký qua cơ quan thẩm quyền Việt Nam nên các doanh nghiệp chủ động đăng ký trực tiếp qua CIFER với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 12 Lệnh 248 "Quy định về Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" của Tổng cục Hải quan Trung Quốc: Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi đặt trụ sở hoặc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu được nộp.
Qua rà soát 12 doanh nghiệp cho thấy, một số doanh nghiệp có thông tin đăng ký với phía Trung Quốc không chính xác. Một số doanh nghiệp chỉ có hoạt động thương mại, không có hoạt động sản xuất, một số doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo vi phạm về an toàn thực phẩm...
Để chủ động trong đàm phán mở cửa thị trường và phối hợp với phía Trung Quốc xử lý các vướng mắc, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm nước ép trái cây đông lạnh nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản nói chung… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các đơn vị chức năng thống kê, cập nhật đầy đủ danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 38/2018/BNN-PTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan quản lý, cấp đăng kinh doanh để đảm bảo cập nhật, thống kê đầy đủ và chính xác thông tin đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định của Việt Nam và các yêu cầu tại các Lệnh 248, 249 trong xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Trung Quốc.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc sản phẩm ngoài Danh mục 18 nhóm sản phẩm phải đăng ký qua cơ quan thẩm quyền Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu cầu các doanh nghiệp bên cạnh việc đăng ký trực tiếp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đồng thời gửi hồ sơ đăng ký thông tin với cơ quan quản lý địa phương và Bộ (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để phối hợp xử lý các vướng mắc theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.
Giám sát, kiểm tra, thanh tra chặt chẽ (hậu kiểm) đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ và duy trì đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm của Việt Nam và Trung Quốc; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị địa phương có văn bản thông báo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để phối hợp triển khai.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hàng Việt tìm kiếm thị trường xuất khẩu tại Triển lãm thực phẩm quốc tế Seoul 2023

Gần 60 nghìn tấn sầu riêng được xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Triển lãm gian hàng Taiwan Excellence - Không gian trưng bày văn hóa, ẩm thực, công nghệ hiện đại

Hoa Kỳ lần thứ 8 gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh thuế đối với gỗ dán

Xuất khẩu Nghệ An những tháng đầu năm gặp khó, vì đâu?
Tin cùng chuyên mục

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Sầu riêng vào vụ thu hoạch, số lượng xe hàng chờ qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến

5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Cầu nối đưa nông sản Trà Vinh "phủ sóng" trên sàn thương mại điện tử

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3%

Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

EC lùi thời hạn thanh tra chống khai thác IUU tại Việt Nam đến tháng 10/2023

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

"Mãn nhãn" với những chùm vải chín mọng tại Phiên chợ Vải Hưng Yên năm 2023

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%

Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy ý kiến sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại

Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh
