Giảm phát thải trong ngành thực phẩm, đồ uống: Hành động trước khi quá muộn
Phát triển bền vững 25/03/2023 18:52 Theo dõi Congthuong.vn trên
Với lượng phát thải chiếm khoảng 26% lượng khí thải toàn cầu, đang đặt ra thách thức cho ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống là phải có ngay những hành động, giải pháp kịp thời nhằm giảm phát thải trong quá trình sản xuất.
Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra các yêu cầu về kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính với các doanh nghiệp. Sau đó Quyết định 01/2022/QĐ-TTg đã đưa ra danh mục các đơn vị sẽ phải thực hiện nghĩa vụ này.
![]() |
Lò hơi sử dụng năng lượng sinh khối của công ty Ajinomoto |
Từ tháng 10/2023, hàng loạt sản phẩm xuất khẩu vào châu Âu sẽ chịu chính sách điều chỉnh biên giới cacbon của châu Âu. Do vậy, giảm phát thải khí nhà kính vừa là xu hướng vừa là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu Việt Nam muốn tham gia thị trường toàn cầu. Đã đến lúc các doanh nghiệp phải có ngay những hành động, giải pháp nhằm giảm phát thải trong sản xuất.
Ông Koji Fukuda - Cố vấn trưởng, Dự án Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam (SPI-NDC) của JICA khẳng định: Môi trường kinh doanh đang thay đổi, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích ứng và nâng cao tính cạnh tranh của mình. Vậy làm thế nào để tính toán phát thải, tối ưu hóa các giải pháp giảm nhẹ, làm thể nào để quá trình sản xuất của doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn?... Tận dụng cơ hội này là để chúng ta có thể thay đổi cũng như tạo ra những giá trị trong kinh doanh.
Phát thải từ ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 26% lượng khí thải toàn cầu, con số này có thể tăng gần gấp đôi vào năm 2050 so với hiện nay. Hiện nay các hệ thống chế biến thực phẩm toàn cầu ngày càng sử dụng nhiều năng lượng. Điều này thể hiện thông qua xu hướng gia tăng trong các hoạt động bán lẻ, đóng gói, vận chuyển và chế biến khiến lượng khí thải tăng lên nhanh chóng ở một số nước đang phát triển.
![]() |
Ngành thực phẩm, đồ uống chiếm 26% lượng khí thải toàn cầu. Ảnh minh họa |
Vậy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống của Việt Nam cần làm gì để giảm phát thải, gia tăng sức cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định của thị trường thế giới và các chính sách trong nước nhằm mục tiêu giảm phát thải bằng không vào năm 2050?
Liên quan đến vấn đề này, bà Akiko Ishii, chuyên gia kỹ thuật, dự án JICA SPI-NDC cho biết, quy trình sản xuất, bao gồm các đầu vào như phân bón, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phát thải của hệ thống thực phẩm.
Cùng với đó, bao bì cũng chiếm một tỉ lệ tương tự trong lượng khí thải, khoảng 5,4%, nhiều hơn so với vận chuyển hoặc các yếu tố chuỗi cung ứng khác. “Chính vì vậy, để có những giải pháp phù hợp, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống cần phải thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam” - bà Akiko Ishii nhấn mạnh và cho biết, việc thực hiện xác định và kiểm kê khí nhà kính cũng là một động thái để doanh nghiệp rà soát lại các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Từ đó sẽ có những điều chỉnh cắt giảm cho phù hợp với mục tiêu hoạt động cũng như phòng ngừa và quản lý rủi ro hoạt động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Doanh nghiệp và nhà đầu tư hướng đến giải pháp phát triển bền vững, có trách nhiệm

TP. Hồ Chí Minh: Công bố chương trình xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

Hà Nội: Kết nối mạng lưới cung ứng và phân phối bán lẻ sản phẩm thân thiện môi trường

Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì

Hình thành sản xuất và tiêu dùng bền vững qua nhận diện thực phẩm minh bạch
Tin cùng chuyên mục

Giảm nghèo bền vững: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tiêu dùng xanh thúc đẩy chuỗi sản xuất bền vững

Hà Nội: Áp dụng mô hình liên kết hiệu quả, thúc đẩy sản xuất sạch hơn

Hội thảo khởi động nghiên cứu xây dựng Chương trình làm mát xanh quốc gia

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Phép thử cho các doanh nghiệp Việt Nam

Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Giảm nghèo còn nhiều thách thức

Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức!

Ứng dụng BAEMIN thử nghiệm xe máy điện dành cho đối tác tài xế

Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần những bước đi đột phá, quyết liệt hơn

Phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm từ nước Pháp với 3 nguyên tắc cơ bản

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

Giảm nghèo bền vững: Ưu tiên “vùng lõi”

Luật Đất đai (sửa đổi): Nghiên cứu, xác định cụ thể đối tượng hỗ trợ ở các tỉnh vùng núi

Thực hành áp dụng ESG: Cơ hội cho doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị
