Giảm giá xăng dầu - nhìn từ bức tranh toàn cảnh xăng dầu Việt Nam: Bài 1: Giá xăng dầu đạt đỉnh do đâu?

Còn dư địa nào để giảm giá xăng dầu trong bối cảnh đứt gãy nhiều nguồn cung? Báo Công Thương có loạt bài nhìn từ bức tranh toàn cảnh xăng dầu Việt Nam.
Giá xăng dầu chiều 23/5: Giá xăng tăng, giá dầu giảm từ 15h Đại biểu Quốc hội: Giảm giá xăng dầu cần công cụ thuế để kiểm soát

Sản lượng dầu thô khai thác dần giảm

Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô, song nguồn xăng dầu thành phẩm chỉ đủ cung cấp 70% nhu cầu. Giá xăng dầu trong nước đang điều hành liên thông với thế giới.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tổng sản lượng khai thác quy dầu khí quy đổi ước thực hiện cả năm 2021 đạt 18,43 triệu tấn, bằng 94,6% kế hoạch năm (kế hoạch cả năm 19,48 triệu tấn), trong đó: Sản lượng khai thác dầu thô cả năm đạt 10,97 triệu tấn, vượt 13% kế hoạch năm (kế hoạch cả năm 9,72 triệu tấn) về đích sớm trước kế hoạch 4 ngày; sản lượng khai thác khí đạt 7,46 tỷ m3, bằng 76,4% kế hoạch năm (kế hoạch cả năm 9,76 tỷ m3).

Năm 2021, công tác tìm kiếm thăm dò được triển khai theo Chương trình công tác và ngân sách phê duyệt từ đầu năm. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành các dự án: 01 phát hiện dầu khí mới tại giếng khoan Sói Vàng -1X Lô 16-1/15 (VSP); đã đưa mỏ Sư Tử Trắng pha 2A vào khai thác (giếng STT -7P đưa vào khai thác từ ngày 14 tháng 6 năm 2021, giếng STT - 8P từ ngày 20 tháng 8 năm 2021); giàn BK-18A đưa vào khai thác từ ngày 10 tháng 11 năm 2021; giàn BK-19 (vượt tiến độ xây dựng 11 ngày) đưa vào khai thác từ ngày 13 tháng 11 năm 2021.

Giảm giá xăng dầu - nhìn từ bức tranh toàn cảnh xăng dầu Việt Nam:  Bài 1: Giá xăng dầu đạt đỉnh do đâu?
Sản lượng khai thác dầu thô có xu hướng giảm những năm gần đây (Ảnh: Cấn Dũng)

Nhìn vào con số khai thác dầu khí, có thể thấy, lượng dầu thô khai thác cho cả năm 2021 không đạt kế hoạch đề ra. Thực tế, không chỉ năm 2021 mà nhìn chung, những năm vừa qua, sản lượng khai thác dầu khí đều giảm ở mức khoảng 1 triệu tấn/năm. Số lượng phát hiện mỏ dầu mới cũng giảm, nếu giai đoạn 2011-2015 có 24 phát hiện dầu khí mới thì 5 năm sau đó chỉ có 7. Nguyên nhân là bởi dầu thô là nguồn tài nguyên hữu hạn và sản lượng khai thác đang dần sụt giảm. Đây là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Hiện nay, 2/3 lượng dầu thô khai thác trong nước đang dành để cung ứng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất - đơn vị có công suất thiết kế sản xuất 6,5 triệu tấn một năm. Lượng xăng dầu còn lại để xuất khẩu.

Lý do khiến Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc, theo các chuyên gia, chủ yếu để tối ưu hóa kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhà máy lọc dầu.

Bởi lẽ, thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, mazut... và các sản phẩm hoá dầu khác. Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế công nghệ sử dụng loại dầu thô khác nhau. Do đó, việc nhập khẩu dầu thô về để lọc là phù hợp với công nghệ của từng nhà máy khác nhau.

Đơn cử, hiện nay Lọc dầu Dung Quất sử dụng nguồn dầu thô khai thác trong nước. Trong khi đó, công nghệ của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sử dụng 100% từ nguồn dầu thô nhập khẩu.

Nguồn xăng dầu nhập khẩu chiếm hơn 30%

Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn, cung ứng mỗi năm 10-13 triệu m3 tấn xăng, dầu thành phẩm các loại. Hai nhà máy này hiện cung ứng khoảng 60%-70% nhu cầu tiêu dùng nhu cầu xăng, dầu trong nước, tùy thời điểm. Cho nên 30-40% xăng dầu thành phẩm còn lại vẫn phải nhập khẩu từ các nước.

Các thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm chủ yếu của Việt Nam là Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan...), Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do đã ký.

Bình quân 6 năm qua (2016-2020), mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 11,5 triệu m3, tấn xăng dầu thành phẩm các loại. Xu hướng nhập khẩu giảm đáng kể vào năm 2021, với 6,9 triệu m3, tấn khi nguồn cung ứng từ các nhà máy lọc dầu trong nước tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, đầu năm 2022, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất vì khó khăn tài chính khiến sản lượng xăng dầu nhập khẩu tăng lên do phải bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ nhà máy này. Theo Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu xăng dầu các loại đã tăng đến 146,9%; dầu thô tăng 63,7%; Khí đốt hoá lỏng tăng 62,7%...

Do nguồn cung xăng dầu trong nước còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên giá xăng dầu trong nước buộc phải điều chỉnh theo đà tăng của xăng dầu thế giới.

Trong khi đó, liên tục từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thế giới biến động mạnh do những căng thẳng chính trị ở những quốc gia lớn. Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong quý I/2022, giá hợp đồng dầu thô Brent trên Sở giao dịch liên lục địa (ICE) đã có thời điểm tăng lên mức 140 USD/thùng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, do lo ngại về nguồn cung sau các bất ổn về địa chính trị. Sau khi hạ nhiệt vào đầu quý II, giá dầu tiếp tục có diễn biến tăng giảm khó lường trong thời gian gần đây, song vẫn giao dịch ở quanh vùng giá 110-140 USD/thùng, là vùng giá cao nhất trong gần một thập kỷ.

Giảm giá xăng dầu - nhìn từ bức tranh toàn cảnh xăng dầu Việt Nam:  Bài 1: Giá xăng dầu đạt đỉnh do đâu?
Giá xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng lớn từ đà tăng giá thế giới

Ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam – trực thuộc MXV cho biết thêm, giá dầu sẽ còn rất nhiều diễn biến khó lường trong năm 2022 khi giá sẽ bị tác động bởi các thông tin liên quan tới đại dịch Covid-19 và nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại Trung Quốc; nguồn cung tăng lên từ Mỹ, nhóm OPEC+ và khả năng bù đắp phần thiếu hụt từ Nga; Mỹ tăng lãi suất và những nỗ lực hạ nhiệt giá dầu, giảm lạm phát;…

Còn theo báo cáo của Bộ Công Thương, thời gian qua, cùng với diễn biến phức tạp của giá dầu thô, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới có sự tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là tăng giá. Trước dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm của IMF khiến áp lực về cầu giảm, tuy nhiên, nguồn cung từ Nga và Libya giảm sau khi các nước châu Âu và Mỹ áp dụng các lệnh cấm vận cùng với việc Thượng Hải chuẩn bị mở cửa trở lại sau thời gian bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19 đã khiến giá dầu tăng trở lại.

Sau khi tăng trên mức 120 USD/thàng vào cuối tháng 3, nửa đầu tháng 4/2022, giá dầu có xu hướng giảm nhẹ, xuống mức 100 USD/thùng khi Mỹ và tổ chức Năng lượng quốc tế quyết định cung cấp ra thị trường 240 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược của mình. Tuy nhiên, giữa tháng 4 trở đi, giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục tăng và vẫn đang diễn biến phức tạp.

Chỉ tính riêng trong 10 ngày gần đây (11/5-21/5), nguồn cung cho thị trường (nhất là khu vực Châu Âu) tiếp tục chịu ảnh hưởng từ việc cấm vận đối với các sản phẩm từ Nga, trong khi đó tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục ở mức thấp. Về nhu cầu, thị trường kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch bệnh Covid-19 và nhu cầu một số mặt hàng xăng, dầu tăng khi đang vào mùa lái xe mùa Hè tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ, tuy nhiên do đang vào mùa Hè nên nhu cầu nhiên liệu phục vụ việc sưởi ấm giảm. Các yếu tố trên đã đẩy giá các mặt hàng xăng tăng khá cao và các mặt hàng dầu giảm so với kỳ trước.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 23/5/2022 và kỳ điều hành ngày 11/5/2022 là: 141,369 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 4,401 USD/thùng, tương đương tăng 3,21% so với kỳ trước); 146,201 USD/thùng xăng RON95 (tăng 5,103 USD/thùng, tương đương tăng 3,62% so với kỳ trước; 137,850 USD/thùng dầu hỏa (giảm 9,840 USD/thùng, tương đương giảm 6,66% so với kỳ trước); 140,793 USD/thùng dầu diesel (giảm 9,343 USD/thùng, tương đương giảm 6,22% so với kỳ trước); 642,867 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 58,997 USD/tấn, tương đương giảm 8,41% so với kỳ trước).

Việc giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới quay lại đà tăng và vượt mức kỷ lục 140 USD/thùng ghi nhận trong tháng 3 đã khiến giá xăng dầu trong nước buộc phải điều hành tăng theo.

Chưa kể, một số quốc gia lân cận cũng đã công bố tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu cộng với tình trạng thẩm lậu xăng dầu qua biên giới diễn biến hết sức phức tạp... Trước thực trạng này, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương chia sẻ, trong công tác điều hành giá xăng dầu, liên Bộ Công Thương – Tài chính phải cân nhắc, tính toán tới giá của các nước xung quanh để giữ được mức giá hợp lý với tương quan giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh tình trạng có quá nhiều động lực cho các đối tượng buôn lậu cũng như thẩm lậu xăng dầu.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Mua bán lòng vòng gây đội chi phí, thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…Những góc khuất này của kinh doanh xăng dầu cần được nhìn nhận, xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Với lượng điện tiết kiệm mỗi năm lên đến 556.883 kWh, năm 2023, Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Hà Nội được trao danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.
Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động