Giải pháp từ thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đón đầu các thói quen tiêu dùng mới

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, Lazada liên tục đưa ra các giải pháp công nghệ để giúp doanh nghiệp vượt rào cản, đón đầu xu hướng mua sắm mới.
Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững Thương mại điện tử: Kênh phân phối hiệu quả

Với tôn chỉ luôn hỗ trợ và đồng hành cùng thương hiệu và nhà bán hàng Việt trên hành trình chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, Lazada Việt Nam liên tục đưa ra các giải pháp trong công nghệ, con người và hệ sinh thái logistics để giúp doanh nghiệp vượt rào cản, đón đầu các xu hướng mới trong tiêu dùng và phát triển bền bỉ trong thời gian tới.

Doanh nghiệp cần phát triển bền vững để đón đầu hành vi tiêu dùng

Giải pháp từ thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đón đầu các thói quen tiêu dùng mới
Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam phát biểu tại hội thảo Thương mại điện tử

Tại hội thảo mang chủ đề “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững” do Báo Công Thương phối hợp cùng các đơn vị tổ chức trong khuôn khổ của sự kiện TECHFEST Vietnam 2022 vừa qua, bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam đã tham gia phát biểu và trao đổi về các diễn biến của thương mại điện tử (TMĐT).

Mở đầu phần trình bày, bà cho biết: “Năm nay, mặc dù ngành TMĐT không còn chứng kiến sự bùng nổ như trong giai đoạn đại dịch 2020 – 2021 nhưng vẫn giữ tốc độ và tỷ lệ tăng trưởng rất ổn định và đáng mong chờ”. Bà nói thêm, theo dự đoán từ các báo cáo chuyên ngành, đà tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp diễn trong vòng vài năm tới.

Giải pháp từ thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đón đầu các thói quen tiêu dùng mới

Tiếp đó, bà cũng trích dẫn số liệu từ báo cáo “Thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á: Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” do Tập đoàn Lazada phát hành và cho biết: tại Việt Nam, 76% người tiêu dùng mua sắm mỗi tháng một lần trên thương mại điện tử, 83% người tiêu dùng có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử, và 50% các đơn hàng trên thương mại điện tử ở Việt Nam được mua mà không có dự tính trước.

Theo đại diện từ Lazada, các con số trên thể hiện sự phát triển của TMĐT trong thời gian qua đã định hình nên thói quen mua sắm cũng như tìm kiếm sản phẩm của người tiêu dùng Việt. Với tiềm năng trong tỷ lệ tăng trưởng của ngành và hành vi tiêu dùng chuyển biến rõ rệt sang nền tảng số, Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam khẳng định TMĐT sẽ tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp thực hiện chiến lược chuyển đổi số của mình.

Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra rằng do các diễn biến phức tạp của nền kinh tế được ghi nhận gần đây, các doanh nghiệp nên có những chiến lược kinh doanh dài hạn, bền bỉ để có thể “giữ sức” trên đường dài. Song, các khó khăn, thách thức, điển hình như thiếu công cụ quản lý và vận hành, chi phí nhân sự chuyên trách cao, khó khăn trong quản lý giao nhận… vẫn là những yếu tố chính cản trở doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong phát triển bền vững đến từ quy mô của doanh nghiệp thường là nhỏ và vừa, hạn chế trong nguồn vốn, đội ngũ chuyên trách và các công cụ vận hành liên quan. Bài toán giao vận của doanh nghiệp cũng gặp khó do khoảng cách địa lý khá xa khiến thời gian giao nhận kéo dài, bất tiện cho cả người mua và bán”- đại diện Lazada nêu lên.

Đầu tư toàn diện nhằm trợ lực lâu dài cho doanh nghiệp

Để trợ lực cho các doanh nghiệp vượt qua những thử thách trên, Lazada đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm gỡ bỏ được từng bài toán khó. Bà Trúc Anh cho biết thêm: “Lazada không chỉ đưa ra những công cụ và trợ giúp để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết từng khó khăn xuyên suốt quá trình vận hành, mà còn đồng hành cùng họ trong dài hạn để đảm bảo các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững khi chuyển đổi số. Đó là chiến lược hỗ trợ lâu dài của Lazada.”

Cụ thể, để mang tới công cụ quản lý và vận hành tối ưu cho doanh nghiệp khi chuyển đổi số, Lazada xây dựng và mang đến một nền tảng công nghệ toàn diện, bao gồm trung tâm quản lý và vận hành tích hợp cho nhà bán hàng (Lazada Seller Center), tính năng livestream ngay trên nền tảng giúp nhà bán hàng gia tăng doanh thu và tối giản quy trình livestream – bán hàng, cùng với đó hệ thống phân tích nâng cao theo thời gian thực để nhà bán hàng theo dõi và đánh giá dữ liệu một cách chính xác, từ đó vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu.

Lazada cũng xây dựng nhiều giải pháp về mặt con người để đưa đến những hỗ trợ chuyên nghiệp cho nhà bán hàng, như sáng kiến Học viện Lazada nhằm mang đến các hỗ trợ về mặt kiến thức và đào tạo bởi đội ngũ giảng viên thực chiến; sáng kiến Cộng đồng Nhà bán hàng Lazada với hàng chục nghìn thành viên giúp mang đến những chương trình hỗ trợ và cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, nền tảng cũng mang đến đội ngũ KAM (Key Account Manager – đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp từ Lazada) để kịp thời hỗ trợ nhà bán hàng trong quá trình vận hành cho thương hiệu và nhà bán hàng.

Về mặt cơ sở hạ tầng logistics để giúp doanh nghiệp gỡ bỏ rào cản chi phí và địa lý trong giao nhận, Lazada cũng đã đầu tư xây dựng mạng lưới logistics hàng đầu Việt Nam với 4 trung tâm lựa chọn tự động và hơn 120 trung tâm phân loại vệ tinh.

Song song với những đầu tư về mặt hạ tầng, nền tảng còn áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào vận hành để giảm thiểu sai sót trong giao vận và tăng hiệu tỷ lệ chuyển đổi cho nhà bán hàng.

Nổi bật nhất, Lazada tiên phong triển khai nhiều sáng kiến logistics xanh như xe đạp điện, xe máy điện… để vừa tăng hiệu quả khi giao hàng, phục vụ tối ưu cho thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng, vừa tạo tác động tích cực lên môi trường.

Giải pháp từ thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đón đầu các thói quen tiêu dùng mới

Trao đổi tại phiên thảo luận ở hội thảo với các lãnh đạo và đại diện từ các đơn vị khác nhau, bà Trúc Anh cho biết, từ nay đến cuối năm, Lazada cũng sẽ triển khai hàng loạt các Lễ hội mua sắm và chương trình khuyến mãi để giúp thương hiệu và nhà bán hàng bùng nổ doanh thu, đồng thời giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm và thoải mái.

Về mặt đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giao nhận cho nhà bán hàng, Lazada cũng sẽ chuẩn bị kỹ càng và bài bản về mặt kho bãi, mạng lưới vận chuyển để đảm bảo hàng hoá giao kịp thời cho người tiêu dùng vào các đợt mua sắm cao điểm. Đồng thời, nền tảng cũng đưa ra các giải pháp giao hàng đa kênh để tăng chất lượng phục vụ cho doanh nghiệp khắp cả nước.

Thu Viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lazada

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

TP. Hà Nội luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Cá khoai rim Đầm Sen

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

Cá khoai rim Đầm Sen, đặc sản Bình Thuận, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông sản.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Thảo dược Việt Nam  - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thảo dược Việt Nam - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thông qua Sàn thương mại điện tử Sàn Việt, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của An Giang dần khẳng định được thương hiệu, trong đó có Trà xạ đen Thảo An.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động