Giải pháp nào cho doanh nghiệp thuỷ sản chắc chân hơn ở thị trường nội địa?

Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ về khó khăn của DN và giải pháp để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Doanh nghiệp dệt may ưu tiên chinh phục thị trường nội địa Việc các doanh nghiệp quay lại thị trường nội địa là tất yếu Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực song từ cuối năm ngoái đến nay, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản lại gặp nhiều khó khăn. Đâu là khó khăn đang tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này, thưa bà?

Giải pháp nào cho doanh nghiệp thuỷ sản chắc chân hơn ở thị trường nội địa?
Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP)

Xuất khẩu thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn và 5 tháng đầu năm đã giảm đến 28-29% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 3 nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy giảm này. Thứ nhất, ngoài tình hình lạm phá chung thì còn do thủy sản là một trong những mặt hàng thiết yếu. Do đó năm 2022, khi thị trường hồi phục trở lại thì các nhà nhập khẩu đổ xô vào nhập khẩu để dự trữ khiến lượng tồn kho rất cao. Cho đến nay, lượng tồn kho ở các thị trường chính còn rất nhiều, cộng với lạm phát khiến cho nhu cầu nhập khẩu và nhu cầu tiêu thụ của các thị trường đều sụt giảm so với năm 2022 và nhiều năm trước đó.

Yếu tố thứ hai là khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam bị tác động rất mạnh mẽ bởi các nước sản xuất khác là Ecuador và Ấn Độ. Họ có nguồn cung lớn và có giá thành sản xuất thấp hơn nhiều Việt Nam. Đặc biệt, tôm là mặt hàng chính trong nhóm hàng thủy sản thì đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ hai thị trường này ở tất cả các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU, Trung Quốc.

Nguyên nhân thứ ba là “sức khỏe” tài chính và sức chịu đựng của bà con nông ngư dân và doanh nghiệp chế biến thủy hải sản suy giảm rất nhiều bởi vì các chi phí sản xuất trong nước tăng, tiêu thụ chậm, chi phí lưu kho tồn kho tăng… dẫn đến việc vay vốn khó khăn vì các ngân hàng coi đó là rủi ro. Đó là nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản giảm và xu hướng này có thể tiếp tục diễn biến trong thời gian tới.

Bên cạnh xuất khẩu, những năm gần đây, doanh nghiệp thủy sản đã có sự chuyển hướng sang thị trường nội địa. Sự phát triển tại thị trường nội địa đã mang lại những kết quả ra sao cho ngành, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn?

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp thủy sản coi thị trường nội địa là một trong những mảng thị trường quan trọng và mang lại doanh thu tích cực cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao thì cũng sẽ có chỗ đứng nhất định ở thị trường nội địa. Chính VASEP cũng có 1 câu lạc bộ doanh nghiệp tiêu thụ hàng nội địa với 30 doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có doanh thu ở nội địa chiếm 30-50% tổng doanh số.

Các mặt hàng chủ yếu đưa vào nội địa hiện nay là hàng giá trị gia tăng phù hợp với đặc thù của người dân Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Song nhiều mặt hàng đông lạnh thì khó tiếp cận được thị trường. Có một khó khăn đối với doanh nghiệp tiêu thụ hàng nội địa nhiều năm nay là dù có dư địa lớn song việc tiếp cận vào các kênh bán lẻ truyền thống của thị trường nội địa rất khó. Vì hầu hết kênh bán lẻ lớn đều do doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài làm chủ nên hàng thủy sản Việt Nam đang phải cạnh tranh ngay tại sân nhà. Hoặc câu chuyện liên quan đến chiết khấu tăng lên sau nhiều năm vẫn là khó khăn của doanh nghiệp tại thị trường nội địa.

Cho nên nhiều doanh nghiệp thấy rằng sau nhiều năm, xuất khẩu vẫn thuận tiện hơn, dễ thâm nhập hơn so với nội địa. Đó là điều ta cần nhìn lại để làm sao có giải pháp giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh tốt hơn thị trường nội địa, đặc biệt trong những bối cảnh đặc biệt như dịch bệnh hoặc khi thị trường xuất khẩu gặp khó.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp thuỷ sản chắc chân hơn ở thị trường nội địa?
Doanh nghiệp thuỷ sản còn rất nhiều tiềm năng ở thị trường nội địa

Thị trường xuất khẩu được đánh giá là sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi thị trường trong nước thì lại được cho là còn nhiều tiềm năng. Bà có khuyến nghị gì cho các doanh nghiệp đã và sắp có kế hoạch phát triển tại thị trường nội địa?

Chúng tôi nhận thấy ỵok trường nội địa vẫn đang bị bỏ ngỏ với rất nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vì những yếu tố khách quan và chủ quan, do thói quen làm ăn kinh doanh theo hướng xuất khẩu nhiều hơn, cơ cấu sản phẩm phục vụ xuất khẩu nhiều hơn.

Để mở đường cho doanh nghiệp muốn tiêu thụ tại nội địa, tôi có 1 vài khuyến nghị. Cụ thể, doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa và xuất khẩu vì mỗi thị trường đều có đặc thù khác nhau. Cần có thêm sự tìm hiểu về thói quen tiêu dùng với từng vùng miền. Doanh nghiệp thủy sản hiện tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam, nên để tiếp cận thị trường cần nghiên cứu từng vùng miền để có sản phẩm đưa vào từng thị trường phù hợp.

Bên cạnh đó, cần tiếp cận sâu hơn các kênh bán lẻ phổ biến ở nhiều thị trường khác nhau, ở các khu dân cư để đưa hàng hoá tiếp cận với người tiêu dùng.

Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ hơn xu hướng tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 và những đặc điểm của thị trường sau Covid-19 như giao dịch online phát triển hơn để có sự thâm nhập tốt hơn vào thị trường nội địa.

Thời gian tới, bà mong chờ gì từ những chính sách của các cơ quan chủ quản như Bộ Công Thương để hoạt động thương mại gặp thuận lợi hơn?

Tôi rất đồng tình với 2 từ khóa là truyền thông và kết nối. Từ góc độ của hiệp hội, chúng tôi đánh giá cáo Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa như Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Nhưng tôi thấy truyền thông còn chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh để doanh nghiệp biết đến nhiều hơn các chương trình của Bộ, của Vụ.

Chúng tôi cũng có những chương trình kết nối cụ thể hơn với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để mở rộng thị trường trong nước cho doanh nghiệp thủy sản để tháo gỡ khó khăn khi tiếp cận thị trường bán lẻ, tiếp cận với xu hướng tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp muốn quay lại với thị trường nội địa nhưng doanh nghiệp thuỷ sản, đặc biệt là ngành dược phẩm của VASEP cho rằng còn khó khăn khi tiếp cận với người tiêu dùng vì người tiêu dùng vẫn chuộng hàng ngoại hơn. Đó là những khó khăn mà chúng tôi mong chờ sẽ có được sự phối hợp với Bộ Công Thương để giải quyết. Chúng tôi cũng mong có thểm các chương trình kích cầu mạnh hơn, giảm thuế VAT để mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.
Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

Tin cùng chuyên mục

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động