Giải ngân vốn đầu tư công đạt 1%: TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn
Phát triển kinh tế 14/03/2023 09:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh, tính đến ngày 28/2, tổng số vốn giải ngân đầu tư công là 369 tỷ đồng, chỉ đạt 1% so với kế hoạch vốn đã được UBND Thành phố giao năm 2023 và kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương. Và đạt 0,52% so với tổng kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.
![]() |
Trong 2 tháng đầu năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh rất thấp chỉ đạt 1% so với kế hoạch (Ảnh minh họa) |
Với kết quả giải ngân vốn đầu tư công rất thấp trong 2 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã có văn bản khẩn gửi các sở ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư công cho TP. Hồ Chí Minh gần 71.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 15.293 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 55.200 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, năm 2023 tỷ lệ giải ngân đầu tư công TP. Hồ Chí Minh phải đạt ít nhất 95%. Để đạt được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngay từ đầu năm, TP. Hồ Chí Minh đã đốc thúc các sở, ngành cùng các chủ đầu tư tăng tốc để hoàn thiện hồ sơ các dự án, tránh tình trạng “vốn chờ thủ tục”. Đồng thời thực hiện thêm nhiều giải pháp, quyết tâm nâng cao giải ngân đầu tư công.
Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh giao các sở ngành, TP. Thủ Đức, các quận huyện, đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Thành phố khẩn trương thực hiện, hoàn thành, báo cáo và đề xuất đúng thời gian yêu cầu các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND TP. Hồ Chí Minh.
Đặt biệt, để thúc đẩy cũng như “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đề xuất một số cơ chế như cho phép HĐND TP. Hồ Chí Minh được chủ động bố trí ngân sách địa phương từ nguồn chi đầu tư phát triển, để phân bổ cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, trên cơ sở khả năng thu ngân sách thực tế. Các quận thực hiện theo mô hình chính quyền đô thị được chủ động trong việc bố trí vốn và phê duyệt các dự án trên cơ sở nguồn chi đầu tư phát triển được TP. Hồ Chí Minh phân bổ.
Đối với các dự án còn trong danh mục dự phòng, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị sẵn phương án dự phòng để bổ sung các dự án có thể hấp thụ vốn thay thế cho các dự án gặp vướng mắc do các nguyên nhân khách quan không thể giải ngân theo kế hoạch. Đồng thời phối hợp các cơ quan đơn vị chuẩn bị kỹ hồ sơ để tháng 3/2023, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị HĐND Thành phố tổ chức kỳ họp chuyên đề và phân bổ tiếp vốn. Các dự án đến tháng 6/2023 vẫn chậm triển khai sẽ bị cắt vốn để điều chuyển vốn cho các dự án khác.
Năm 2022, mặc dù TP. Hồ Chí Minh có nhiều nỗ lực, nhưng đến hết niên độ giải ngân vốn đầu tư công (ngày 31/1/2023), TP. Hồ Chí Minh chỉ giải ngân được hơn 26.630 tỷ đồng, đạt 71,3% so với tổng kế hoạch vốn giao là 37.366 tỷ đồng, thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ yêu cầu là không dưới 95%.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sơn La: Tăng năng lực chế biến, tăng giá trị nông sản

Hoà Bình: Phấn đấu 30% sản phẩm nông nghiệp được chế biến

Hà Nội: Sẽ thành lập, mở rộng 5 - 10 cụm công nghiệp

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

9 tỉnh thành muốn phát triển khu công nghiệp như của Bình Dương
Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Cải tạo vườn tiêu trồng hoa cúc công nghệ cao lãi trăm triệu mỗi năm

Xúc tiến thương mại: Tạo đầu ra ổn định cho nông sản Đắk Nông

Thanh Hóa: Hưởng ứng Chiến dịch “Giờ trái đất”, tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Bình Dương cần chuyển đổi mô hình phát triển sang công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh

Bình Dương trao giấy phép đầu tư cho 6 doanh nghiệp, ký kết với 9 tỉnh thành phát triển KCN thông minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Lào Cai: Hỗ trợ 10 hộ nông dân xã Cốc Ly vay 1 tỷ đồng đầu tư trồng quế

Quảng Ninh: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 9,51% trong quý II/2023

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình: Sức hút mới trên “quê hương năm tấn”

Thanh Hóa: Nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Thái Bình: 11 dự án khu dân cư nghìn tỷ lùi thời gian chọn nhà đầu tư

Dự kiến hoàn thành Bến cảng số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện vào quý IV/2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều “hiến kế” để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đề xuất mở rộng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Đồng bào biên giới Đắk Nông thoát nghèo nhờ “cây tỷ đô”
