Giai đoạn 2021-2030, Hà Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8%/năm

Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đặt mục tiêu, tăng trưởng GRDP của địa phương giai đoạn 2021-2030 đạt 8%/năm.
Hà Giang tránh tình trạng “đầu năm đủng đỉnh” trong giải ngân vốn đầu tư công Hà Giang: Đón hơn 156 nghìn lượt khách dịp Tết Nguyên đán, tổng thu du lịch đạt 387 tỷ đồng Hà Giang đẩy mạnh rà phá bom mìn, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Hà Giang phát triển toàn diện, bền vững vào năm 2030

Sáng 18/2, tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị công bố quyết định Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại Quyết định phê duyệt quy hoạch do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký nêu rõ, Hà Giang đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; kinh tế phát triển xanh và năng động, nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Không gian kinh tế - xã hội được tổ chức, phát triển hài hòa, hợp lý gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo đảm về môi trường, sinh thái.

Giai đoạn 2021-2030, Hà Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8%/năm
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang (Ảnh MPI)

Cùng với đó, hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, an toàn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh đạt khoảng 8%/năm; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm khoảng 22 - 23%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 29,0%; dịch vụ chiếm khoảng 43 - 44%; thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4 - 5%.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 95 triệu đồng; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7%/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 6.000 tỷ đồng; khách du lịch đạt khoảng 5,0 triệu lượt người; kinh tế số đạt tỷ trọng khoảng 30% GRDP.

Hà Giang cũng đặt mục tiêu tỷ lệ giảm nghèo đa chiều hàng năm bình quân đạt 4%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt trên 20%.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Giang là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, theo hướng xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; giữ vị trí quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, du lịch và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Để thực hiện được mục tiêu trên, quy hoạch tỉnh Hà Giang nêu rõ, các nhiệm vụ đột phá được tỉnh thực hiện là, ưu tiên nguồn lực để xây dựng, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua tỉnh Hà Giang với quy mô 4 làn xe; đầu tư tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với quy mô 4 làn xe.

Cùng với đó, khai thác tiềm năng du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chú trọng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có lợi thế của tỉnh; sắp xếp ổn định sản xuất, đời sống dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thương mại dịch vụ của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy để thu hút đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu; phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Phát triển bền vững chất lượng giáo dục các cấp; phát triển giáo dục nghề nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh, giảm nhẹ tác động của thiên tai. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành; chú trọng cung cấp các dịch vụ số hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính và thu hút đầu tư…

Bám sát 7 nhiệm vụ, giải pháp

Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “phên dậu” của quốc gia trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển rừng và an ninh nguồn nước. Hà Giang cũng là tỉnh cửa ngõ phía Bắc, kết nối thuận lợi với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; có tiềm năng du lịch phong phú, nhất là du lịch trải nghiệm, sinh thái, nghỉ dưỡng; có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích, lễ hội truyền thống và địa danh lịch sử.

Giai đoạn 2021-2030, Hà Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8%/năm
Các đại biểu dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch tỉnh Hà Giang đã được phê duyệt nhưng chặng đường trước mắt để triển khai thực hiện quy hoạch là vô cùng quan trọng và còn nhiều thách thức, khó khăn, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu quy hoạch, Hà Giang cần quan tâm thực hiện 7 nhiệm vụ, bao gồm: Thứ nhất, bám sát các chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh về phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Thứ hai, phải huy động tốt các nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, tỉnh phải tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn lực của trung ương, kết hợp với sự huy động các nguồn lực từ nội sinh; đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực từ bên ngoài, từ các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thông qua việc quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư để thực hiện quy hoạch.

Thứ ba, trong quá trình triển khai cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, các tài nguyên, nhất là đất đai. Chủ động nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách đột phá; xác định có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đầu tư các công trình có tính chất chiến lược, các dự án động lực, có tính lan tỏa lớn và có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch. Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành theo quy định, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh.

Thứ năm, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển. Trong đó, cần chú trọng việc duy trì, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của Hà Giang; phát triển con người, nâng chất lượng cuộc sống của người dân; chú trọng quản lý tổng hợp, thống nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ sáu, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung cải cách hành chính; đổi mới tác phong lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Cuối cùng, với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển” cùng với khát vọng vươn lên, tỉnh Hà Giang sẽ ngày càng phát triển, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Hà Giang phát triển xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình sắp tổ chức kỳ họp đột xuất, giải quyết một số vấn đề quan trọng

Thái Bình sắp tổ chức kỳ họp đột xuất, giải quyết một số vấn đề quan trọng

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII.
Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Ngày 14/11 tới, tỉnh Long An sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ vướng nhiều vấn đề “nóng” chính sách bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ vướng nhiều vấn đề “nóng” chính sách bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến trích nộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ chính sách, bảo hiểm thất nghiệp… được giải đáp tại hội nghị.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Ngày 8/11, trong không khí trang trọng và phấn khởi, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV chính thức khai mạc tại thành phố Hạ Long.

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Trong tuần này (từ 4/11 - 8/11), các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Sẽ lập chốt kiểm tra phương tiện vận chuyển phế liệu vào làng nghề Mẫn Xá

Sẽ lập chốt kiểm tra phương tiện vận chuyển phế liệu vào làng nghề Mẫn Xá

UBND huyện Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết, địa phương sẽ lập chốt kiểm tra, giám sát (24/24h) các phương tiện vận chuyển phế liệu ra, vào làng nghề Mẫn Xá.
Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực vừa tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, phục hồi kinh tế, vừa đẩy mạnh hơn nữa việc giải ngân vốn đầu tư công.
Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Sáng 8/11, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ công bố quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành.
Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh với sự thống nhất của 100% đại biểu tại Kỳ họp thứ 22.
Khởi công dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng

Khởi công dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng

Dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng là dự án được kêu gọi, thu hút đầu tư của Đà Nẵng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động quý IV/2025.
Hải Phòng: Công ty Cảng Nam Đình Vũ được công nhận đạt tiêu chuẩn cảng xanh

Hải Phòng: Công ty Cảng Nam Đình Vũ được công nhận đạt tiêu chuẩn cảng xanh

Công ty Cảng Nam Đình Vũ, Hải Phòng đón 751 chuyến tàu cập cảng; tiêu chuẩn cảng xanh, 3 tiêu chí: Cam kết sẵn sàng, hành động và thực hiện, hiệu lực hiệu quả.
Vì sao Công ty Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất?

Vì sao Công ty Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất?

Tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty TNHH Thương mại Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất tại huyện Như Thanh.
Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với chủ thể có sản phẩm OCOP

Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với chủ thể có sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và các chủ thể có sản phẩm OCOP.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh Hóa: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thanh Hóa: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg ngày 7/11/2024, công nhận huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bắc Giang: Yêu cầu cán bộ nêu gương tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID

Bắc Giang: Yêu cầu cán bộ nêu gương tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân tích cực tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID.
Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên Huế phát đi công văn gửi các cơ quan, địa phương, chủ hồ chứa nước về việc chủ động ứng phó với bão Yinxing gần biển Đông.
Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Những năm qua, mô hình du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ngày 7/11/2024, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 2441/QĐ-UBND về việc công nhận 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Quảng Ninh xuất hiện nhiều

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Những cán bộ dân tộc thiểu số tiêu biểu ở Quảng Ninh đã và đang trở thành 'cầu nối' quan trọng, đưa chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước vào cuộc sống.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng

Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025 – 2030 với tổng kinh phí gần 279 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động