Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Chiều 14/8, diễn ra Tọa đàm trực tuyến phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thú y với Hà Lan Giảm 50% mức thu phí và lệ phí trong lĩnh vực thú y

Sự kiện do Cục Thú y phối hợp với Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.

toàn cảnh tọa đàm
toàn cảnh tọa đàm

Ông Lê Toàn Thắng - Trưởng phòng Thuốc thú y, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giới thiệu Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 và Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyên do của việc sửa đổi là do Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 4/12/2021 về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy; và Thủ tướng ban hành Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 về phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc thú y.

Theo ông Lê Toàn Thắng, Thông tư số 13 có một số nội dung mới, đáng chú ý. Trong đó, Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, nguyên liệu làm thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trong quá trình vận chuyển phải được đóng gói và ghi nhãn sản phẩm đầy đủ theo quy định của pháp luật, trong đó ghi rõ tên chất, nồng độ, hàm lượng, khối lượng, nguồn gốc, xuất xứ.

Giấy phép xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được cấp cho từng lần xuất khẩu và có giá trị trong thời hạn ghi trên giấy phép nhưng không quá 12 tháng. Trường hợp hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng việc xuất khẩu chưa thực hiện được thì doanh nghiệp đề nghị Cục Thú y gia hạn và không giới hạn số lần gia hạn.

Đồng thời, Cục Thú y là cơ quan thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

Thông tư mới cũng bổ sung thêm 1 loại thuốc không phải kê đơn được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đó là thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng. Ngoài ra, thuốc thú y có chứa hoạt chất Toltrazuril, Amprolium, Clopidol không phải kê đơn theo quy định mới.

Giải đáp các quy định mới pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật
Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt còn rất khiêm tốn

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Tùng - Phó trưởng phòng Kiểm dịch động vật, Cục Thú y, cũng đã chia sẻ một số nội dung mới về chỉ tiêu kiểm dịch trong Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Theo đó, Thông tư số 06 cũng đưa ra một số nội dung mới về chỉ tiêu kiểm dịch. Theo đó, áp dụng tần suất lấy mẫu đối với các lô hàng phải kiểm dịch, nếu kết quả xét nghiệm 3 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, thì 5 lô hàng tiếp theo chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên 1 lô hàng để kiểm tra. Gộp 5 mẫu thành 01 mẫu xét nghiệm (giảm chi phí xét nghiệm 80%); bổ sung bệnh Trắng đuôi trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

Chỉ tiêu quy định xét nghiệm đối với sản phẩm thủy sản dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh là các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản, được lựa chọn trên cơ sở Danh mục bệnh động vật thủy sản của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Cùng với 2 Thông tư nêu trên, tại Tọa đàm các đại biểu cũng đã giới thiệu các điểm mới tại Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Thông tư số 15/2022/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong; Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông) - cho biết, buổi tọa đàm là phổ biến, truyền thông sâu rộng và giải đáp các quy định pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung về thú y, các quy định của pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và quản lý thuốc thú y.

Từ đó, bảo đảm khống chế thành công các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm tại Việt Nam, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật lưu thông trong nước, thúc đẩy giao lưu thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm động vật đi các nước trên thế giới như trứng, thịt, sữa, mật ong, tổ yến, thủy, hải sản,... góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản, thú y Việt Nam.

Tại Tọa đàm, các đại biểu, đơn vị đã phổ biến những quy định cũng như giải đáp cơ bản những thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp, HTX, hiệp hội ngành hàng và người dân về các quy định của pháp luật mới trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.

Ông Nguyễn Văn Nam - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - chia sẻ, Tọa đàm lần này là điểm khởi đầu cho chương trình hoạt động mới mà Bộ NN-PTNT sẽ triển khai trong thời gian tới theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan “không chỉ đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống mà phải đưa cuộc sống, thực tiễn vào chính sách pháp luật”.

Theo ông Nam, trước khi các Thông tư, Nghị định ra đời, Cục Thú y đã triển khai rất bài bản từng bước, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, người dân. Từ đó, thống nhất cách hiểu, cách làm, phát hiện các bất cập để điều chỉnh cho phù hợp. “Những nội dung mới trong các thông tư, nghị định có thể khẳng định là vừa mới vừa tốt hơn trước. Điều này thể hiện rõ ở việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người dân trong việc giảm chi phí, thời gian”.

Bên cạnh đó, giúp cho công tác kiểm tra chuyên ngành đổi mới về hình thức thời gian theo hướng hiệu quả hơn. Ông Nam cũng bày tỏ mong muốn, chúng ta đã cắt giảm được thủ tục hành chính rồi thì có cắt giảm được nữa không, những quy định đó có đi vào cuộc sống không.

Do đó, tọa đàm không chỉ là giải đáp, thống nhất quan điểm để triển khai thực hiện, mà cùng nhau lắng nghe ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp để nhận định đúng hơn các bất cập trong các văn bản để điều chỉnh trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mục sở thị những cây bưởi cảnh độc nhất vô nhị đất Văn Giang

Mục sở thị những cây bưởi cảnh độc nhất vô nhị đất Văn Giang

42 cây bưởi "khủng" độc đáo và lạ mắt, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong đó, tác phẩm "Vươn mình bay xa" tạo dấu ấn đậm nét trong dịp Tết Nguyên đán 2024.
Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Để người nông dân hiểu đúng, dùng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền trên báo chí.
Ngỡ ngàng kỹ thuật điêu luyện của người trồng đào Nhật Tân

Ngỡ ngàng kỹ thuật điêu luyện của người trồng đào Nhật Tân

Mục sở thị, chúng ta mới thấy hết không khí tất bật tại vườn đào. Người trồng đào Nhật Tân đang “đánh”, “thiến”, “vặt”, “ép” cho đào nở hoa đúng Tết Nguyên đán.
Bình Dương: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc

Bình Dương: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc

Đại diện Cục Công Thương địa phương đề nghị, Bình Dương luôn phải quán triệt tư tưởng “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Đoàn công tác của Bộ Công Thương vừa làm việc với Đồng Nai về việc giám sát, hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu về nông thôn mới.
An Giang: Tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp hơn mức trung bình

An Giang: Tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp hơn mức trung bình

Tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp hơn mức trung bình, An Giang đang tăng tốc để đạt được mục tiêu đề ra.
Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Mặc dù tình hình giải ngân vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia cao hơn cả nước, tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Một số chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia tại Cần Thơ đạt về số lượng nhưng về thực chất thì chưa tới.
Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Nhằm đồng hành trong bảo vệ, phát triển rừng cũng như phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, Quỹ Việt Nam xanh đã được thành lập để đạt được mục tiêu kép này.
Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Dù đã đạt kết quả khả quan tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch tỉnh Yên Bái cần nhiều hơn sự hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tiến hành làm việc, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

ĐBQH nêu, việc lạm dụng hóa chất, thuốc bảo quản rau củ quả đang diễn ra hàng ngày. Liệu hình thức xử phạt chưa đủ răn đe hay trong khâu quản lý chưa chặt chẽ?
Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Việc hoàn thành 2 tiêu chí số số 4 về điện nông thôn và tiêu chí số 7 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong lĩnh vực ngành Công Thương còn gặp khó.
Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Cam mặt trời là giống cây sinh trưởng tự nhiên, không có sự can thiệp của hóa học nên có vị ngọt dịu, thanh mát và giá thành thuộc hàng đắt đỏ nhất hiện nay.
Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Với mong muốn giúp nhà nông trồng lúa quản lý dịch hại, Bayer chính thức giới thiệu giải pháp quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả mang tên Council Complete 300SC.
Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Mạng lưới chợ nông thôn tại Tiền Giang đã và đang phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần mở rộng thị trường nông thôn.
Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Dù còn nhiều khó khăn song tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây chợ nông thôn để đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới.
Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chợ, tỉnh Bạc Liêu hướng tới phát triển khu vực kinh tế nông thôn, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, tỉnh Bình Thuận đang từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 7% nhu cầu, còn lại 93% là nhập khẩu, đa phần để chế biến thức ăn chăn nuôi. Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?
Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Dự kiến, ngày 8/12 sắp tới, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”.
Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ, Hà Giang cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Bên cạnh việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong nội thành, Hà Nội cũng cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành.
Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động