Giải bài toán tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có nhiều giải pháp và chính sách đồng từ nhiều bộ, ngành và địa phương.
Giải pháp nào để vốn ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa “gặp được nhau”? OCB tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp SME tiếp cận vốn

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân

Tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa về tình hình hoạt động của hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (857.600 doanh nghiệp đang hoạt động), đây là nhóm khách hàng mà ngành ngân hàng dành ưu tiên trong hoạt động cấp tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 35 (năm 2016), Nghị quyết 58 (năm 2023) của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Nghị định hướng dẫn triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng các chương trình hành động của ngành triển khai quyết liệt nhiều giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Qua báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận thấy rằng, bối cảnh hiện nay, người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đều đang rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là khó khăn chung của thế giới chứ không riêng Việt Nam. Trước thực tế này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trăn trở và chỉ đạo rất quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thống đốc cho rằng, những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, đòi hỏi nhiều giải pháp từ phía nhiều cơ quan, bộ ngành, địa phương và cả bản thân các doanh nghiệp.

Giải bài toán tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm đối với việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

“Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hệ thống ngân hàng dành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đơn cử chính sách giảm lãi, miễn lãi, giảm phí chia sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua tổng cộng 60 nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn từ nguồn lực của các ngân hàng cho thấy hệ thống ngân hàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, nhiều giải pháp về lãi suất, tín dụng, cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ được triển khai” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp nhỏ và vừa, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đối với lĩnh vực ngân hàng, các ý kiến xoay quanh hai vấn đề, là lãi suất và tiếp cận tín dụng.

Đối với vấn đề lãi suất, Thống đốc khẳng định, trong bối cảnh ngân hàng trung ương các nước vẫn duy trì lãi suất cao và tiếp tục tăng lãi suất, trong khi đó, trên cơ sở cân nhắc bối cảnh, tình hình, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, đưa lãi suất điều hành về mức trước dịch Covid-19 xảy ra.

Thống đốc cũng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong số rất ít các ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất. Các tổ chức tín dụng cũng đang tích cực giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022, do chính sách có độ trễ nên có thể các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

“Để hạ lãi suất là một cố gắng của Ngân hàng Nhà nước bởi khi hạ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước phải chèo lái và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách để có thể ổn định không những thị trường tiền tệ mà còn thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Đối với vấn đề tiếp cận tín dụng, thống đốc cho biết, hiện nay Luật Tổ chức tín dụng quy định các tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng vay vốn phải cung cấp tài liệu chứng minh phương án dự án khả thi, khả năng tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn đúng mục đích. Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cũng quy định như vậy; Ngân hàng Nhà nước không quy định khoản vay bắt buộc phải có có tài sản đảm bảo và thực tế các tổ chức tín dụng vẫn cho vay tín chấp nếu khách hàng chứng minh được khả năng trả nợ; Ngân hàng Nhà nước cũng không quy định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo và cũng không quy định tài liệu khách hàng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng để chứng minh đủ điều kiện vay vốn.

“Những vấn đề trên hoàn toàn do tổ chức tín dụng tự quy định trong quy trình nội bộ của chính tổ chức tín dụng. Tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn khác nhau tùy theo mục đích vay, chẳng hạn vay để đầu tư kinh doanh bất động sản, vay để thực hiện dự án xuất khẩu, vay để sản xuất nông nghiệp… tài liệu chứng minh sẽ khác” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Mặc dù không thay đổi quy định cho vay nhưng thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn qua việc ban hành Thông tư 02 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng.

Giải bài toán tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có nhiều giải pháp và chính sách đồng từ nhiều bộ, ngành và địa phương

Tương tác giữa ngân hàng - doanh nghiệp để tăng khả năng tiếp cận vốn

Thống đốc cho biết, việc tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp là rất cần thiết để hiểu, chia sẻ, nhận diện những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật. Bởi vậy, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về tín dụng, lãi suất. Tại các hội nghị, các doanh nghiệp thẳng thắn trao đổi những vấn đề đang vướng mắc như: Không vay được vốn ngân hàng nào, ngân hàng giải thích vì sao không được vay vốn…

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, các ngân hàng thương mại cổ phần huy động lãi suất cao nên cho vay lãi suất cao hơn, có ngân hàng huy động ở tỉnh này lại cho vay ở tỉnh khác, doanh nghiệp không vay được của ngân hàng thương mại cổ phần. Với ý kiến này, Thống đốc giải thích việc quyết định lãi suất huy động và cho vay là do các tổ chức tín dụng tự quyết định, trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn nếu không vay được của ngân hàng thương mại cổ phẩn thì vẫn có lựa chọn vay của các ngân hàng thương mại nhà nước.

“Hiện nay toàn hệ thống ngân hàng có tới trên 2.000 chi nhánh trên khắp cả nước, các ngân hàng có hiện diện tới tận huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội còn có điểm giao dịch tới tận cấp xã” - Thống đốc nhấn mạnh.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, hiện nay, đã có riêng một Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và 5 Nghị định hướng dẫn Luật. Nhưng vấn đề thực thi các chính sách này mới là điều quan trọng. Về phía ngành ngân hàng, để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Nhà nước đã có giải pháp quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Song, những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải được nhận diện, đánh giá đầy đủ, từ đó mới có giải pháp trúng và đúng.

Do vậy, Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần tổ chức hội nghị đánh giá tổng thể việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để có hướng giải quyết hiệu quả các vấn đề. Theo đó, mỗi bộ ngành, địa phương đều có các giải pháp, chính sách cùng tham gia tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thể riêng ngành nào, hoặc chính sách nào giải quyết được hết tất cả các vấn đề.

Trong số các giải pháp hỗ trợ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng dụng địa phương là rất quan trọng bởi địa phương nắm rõ nhất về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu dành nguồn lực cho bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, Thống đốc tin rằng, tín dụng tăng trưởng sẽ cao hơn và doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ nhiều hơn.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, Thống đốc cho rằng, bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp, bởi đó chính là những vấn đề đang gây cản trở trong việc ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. “Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, tình hình tài chính, minh bạch hóa thông tin...” - Thống đốc khẳng định

Hiện nay, vấn đề đầu ra của doanh nghiệp gặp khó khăn. Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhưng về phía các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến chất lượng hàng hoá, dịch vụ, khi hàng hóa có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm,… sẽ khuyến khích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc khẳng định, thời gian tới tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ và bám sát diễn biến kinh tế, tiền tệ, tích cực triển khai các giải pháp từ phía ngành ngân hàng cũng như phối hợp các bộ, ban ngành để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Đến cuối tháng 6/2023, dư nợ nền kinh tế đạt 12,423 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so 2022. Dư nợ đối với doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 4,66% so 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế). Dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối 2022, chiếm khoảng 18,5% dư nợ nền kinh tế.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nguồn vốn tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động