Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Nguyên vật liệu phải nhập khẩu, thiếu nhân lực... là những rào cản cần được giải quyết, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tham gia sâu vào chuỗi.
Hợp tác, giao thương giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội - Hàn Quốc Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu Gỡ nút thắt để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi toàn cầu

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) đánh giá, các chính sách hỗ trợ của Hà Nội cho ngành công nghiệp hỗ trợ bao phủ ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước… Qua đó đã tạo đà cho doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”.

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực

Mặc dù phát triển khá muộn hơn so với các nước trong khu vực, nhưng đến nay ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày, sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Đặc biệt, rất nhiều DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn “khát” nhân lực, nguyên vật liệu

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Vân, hiện nay các DN ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều và phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào đang là hai trở ngại lớn nhất của đa phần DN hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội.

Đơn cử, gần 2 năm nay, Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (chuyên sản xuất dụng cụ chính xác cao và chi tiết cơ khí phục vụ cho các DN sản xuất ô tô, xe máy, hàng không, vũ trụ và khuôn mẫu) đã liên tục tuyển dụng các vị trí với mỗi đợt từ 30 - 50 nhân sự.

Tuy nhiên, trình độ lực lượng lao động ở địa phương chưa đáp ứng được nhiều, gây khó khăn cho tuyển dụng. Đại diện Công ty cho biết, doanh nghiệp đang thiếu nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực gia công cắt gọt, quản trị nhân sự, điện tử và tự động hóa. Trong quá trình tuyển dụng hàng năm, chỉ có khoảng 30 - 40% người lao động là đạt yêu cầu ngay, còn lại DN phải đào tạo lại.

Ông Cao Văn Bình, Quyền giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nêu thực tế, hiện nay số lượng lao động có tay nghề cao trong các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện rất hạn chế so với nhu cầu của ngành. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với khoảng 54% dân số ở độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động rất trẻ và dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và trình độ, là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành như cơ khí, chế biến chế tạo, thiết bị linh phụ kiện điện, điện tử..., đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khi tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị.

Ở góc độ đào tạo, TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng, tồn tại 2 điểm “vênh” về số lượng và chất lượng trong bài toán nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ. Đầu tiên là vênh về số lượng, có thể là sinh viên tốt nghiệp ít nhưng nhu cầu của doanh nghiệp nhiều, dẫn đến doanh nghiệp khó trong việc tuyển dụng lao động, hoặc là chiều ngược lại sinh viên tốt nghiệp nhiều nhưng thời điểm đấy nhu cầu của doanh nghiệp ít, dẫn đến là dư thừa. Thứ nữa là vênh về chất lượng, đó là câu chuyện sinh viên tốt nghiệp có thể chưa có hoặc là chưa đạt một số năng lực, phẩm chất mà doanh nghiệp mong muốn. Do đó, để thu hẹp khoảng cách phải có sự vào cuộc từ cả doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Bên cạnh bài toán về nguồn nhân lực, ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội còn gặp khó về bài toán nguyên, vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị. Hiện đa phần các nguyên, vật liệu đầu vào cho ngành công nghiệp hỗ trợ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ông Trần Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị điện MBT cho biết: Hiện MBT chuyên sản xuất các loại máy biến áp, tủ điện trung thế nên chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu chiếm hơn 50% tổng chi phí. Đó là lý do lợi nhuận của công ty chỉ đạt 5% doanh thu, thậm chí lúc giá cả tăng cao, ảnh hưởng dịch Covid-19 thì lợi nhuận chỉ đạt 2%. Mục tiêu lớn nhất mà MBT theo đuổi là tăng trưởng doanh thu ít nhất 20% và cố gắng mua được nguyên liệu trong nước để tăng lợi nhuận.

Về vấn đề nguồn nhân lực, trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn cho DN công nghiệp hỗ trợ, Phó Chủ tịch Thường trực HANSIBA Nguyễn Vân thông tin, đơn vị đang nỗ lực hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để đào tạo sinh viên theo nhu cầu đặt hàng cụ thể từ phía các DN.

Hiệp hội coi đây là sự kết nối, hợp tác hiệu quả giữa nhà trường với các DN, là hướng đi ngắn nhất trong việc đáp ứng cung - cầu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ trước mắt cũng như lâu dài. Việc làm này vừa giảm chi phí đào tạo mới và đào tạo lại nhân lực cho các DN; mặt khác, sinh viên các trường có cơ hội tiếp cận với các kiến thức thực tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm khi ra trường.

Về vấn đề này, TS Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ, thời gian qua, nhà trường đã tập trung đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời đào tạo ngoại ngữ để tăng khả năng thích nghi của người lao động trong môi trường làm việc có áp lực cạnh tranh cao. Hiện nhà trường đào tạo tổng cộng 32 ngành, nghề và cam kết 100% sinh viên, học sinh ra trường đạt chuẩn đầu ra và có việc làm với thu nhập từ 6 - 20 triệu đồng.

Ngoài đào tạo các loại hình ngắn hạn, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu của DN. Đây là những khóa giúp nâng cao trình độ người lao động, chuyển giao khoa học công nghệ. Việc này sẽ giúp nhiều DN công nghiệp hỗ trợ khắc phục khó khăn bởi thiếu hụt nguồn lực lao động chất lượng cao.

TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng cho biết: Hiện Đại học Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành chương trình đào tạo, giúp tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ở mức cao. “Ngay từ khi thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo, việc quan trọng đầu tiên với nhà trường là lấy ý kiến và khảo sát doanh nghiệp về nhu cầu, về mô tả năng lực của vị trí việc làm, mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó xác định được là quy mô tuyển sinh sẽ như thế nào, nội dung chương trình ra sao để đảm bảo người tốt nghiệp có việc làm”.

Lê Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động