Thứ bảy 10/05/2025 12:31

Giá xuất khẩu cà phê Robusta lên cao nhất 28 năm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 19/12, giá xuất khẩu cà phê Robusta tăng 4,86%, lên mức cao nhất trong 28 năm.

Giá cà phê Arabica cũng chạm mức đỉnh trong 8 tháng với lực tăng 5,91% trong phiên hôm qua. Đồng USD yếu đi thúc đẩy lực mua của giới đầu cơ bên cạnh các thông tin lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.

Đây là tín hiệu rất vui cho cà phê Việt Nam bởi Robusta là chủng loại cà phê chiếm đến 75% tổng lượng cà phê cả nước.

Giá cà phê bật tăng

Hoạt động xuất khẩu của Brazil dường như đang chững lại trong tháng 12. Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) cho biết, trong 18 ngày đầu tháng 12, quốc gia này xuất đi 1,68 triệu bao Arabica dạng hạt, giảm 20,4% so với mức 2,11 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước. Dữ liệu này củng cố cho dự đoán của chuyên gia về việc Brazil có thể chỉ đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đến hết tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.

Hơn nữa, chỉ số Dollar Index giảm cũng kéo theo tỷ giá USD/BRL mất 0,6% trong phiên hôm qua. Chênh lệch tỷ giá đi xuống, góp phần hạn chế bán cà phê của nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn.

Trong báo cáo kết phiên 18/12, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU ở mức 34.180 tấn, dần quay về mức nhất lịch sử vào cuối tháng 8/2023, với 33.630 tấn. Cùng với tin đồn Việt Nam hạn chế bán cà phê với kỳ vọng mức giá cao hơn đã gây ra lo ngại thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn trên thị trường.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (20/12), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ dao động trong khoảng 67.700 - 68.400 đồng/kg, tăng mạnh so với hôm qua.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi

Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang được lợi và giữ vai trò dẫn dắt giá trên thị trường. Theo ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, sang năm 2024, dự kiến nguồn cung cà phê Việt Nam sẽ trở thành tiêu điểm của thị trường. Do đó, doanh nghiệp Việt cần sớm có chiến lược để làm chủ giá. Có thể đầu năm sau, giá cà phê vẫn neo cao giúp nông dân đẩy mạnh bán hàng và Việt Nam lại rơi vào trạng thái khan hiếm nguồn cung cục bộ như niên vụ 2022/2023.

Tin vui cũng liên tiếp đến với ngành cà phê khi sau 6 tháng cho ra mắt sản phẩm mới, ngày 13/12/2023, cà phê mộng dừa đã được đánh dấu mốc thành công đầu tiên khi Công ty TNHH Thương mại và sản xuất dừa BENTRE (BENTRECORP) chính thức hoàn tất thủ tục thông quan để đưa lô hàng đầu tiên “cà phê hòa tan mộng dừa CT3 4IN1” sang thị trường Mỹ.

Dự kiến ngày 7/1/2024, lô hàng sẽ đến Los Angeles, chính thức đưa sản phẩm đầu tiên chứa chất Saponin tự nhiên có trong “mộng dừa Bến Tre” xuất khẩu.

Cùng với xuất khẩu, công ty có chiến lược quảng bá, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa từng bước, bài bản. Hiện sản phẩm đã được bày bán tại các hội chợ, các điểm du lịch, các điểm kinh doanh nước giải khát tại địa phương và một số tỉnh, thành. Ngoài sản phẩm chủ lực cà phê hòa tan mộng dừa CT3 4in1, BENTRECORP chuẩn bị tung ra thị trường 3 dòng sản phẩm mới gồm: Hạt điều mộng dừa, cà phê sấy lạnh và cà phê rang nguyên chất Origin.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo