Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Kéo dài đà tăng Giá xăng dầu hôm nay 20/7: Ổn định do lo ngại suy thoái kinh tế |
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu giảm điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm qua, khi thị trường không tìm được động lực để duy trì đà tăng sau báo cáo thị trường hàng tuần có phẩn ảm đạm của EIA hôm qua. Cụ thể, giá WTI giảm 0,85% xuống 99,88 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 0,4% xuống 106,92 USD/thùng.
Dầu tiếp tục xu hướng biến động trong cả phiên giao dịch, khi thị trường giằng co giữa một bên là thông tin nguồn cung suy giảm của Mỹ, với đường ống dẫn dầu quan trọng Keystone vẫn chưa vận hành trở lại sau 3 ngày gặp sự cố. Công việc sửa chữa đang được mở rộng sang một cơ sở tại South Dakota, khiến thị trường lo ngại nguồn cung sẽ còn tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới. Thông tin này, bên cạnh các sự cố bất khả khăng tại Nam Phi, và việc OPEC không cam kết tăng sản lượng là yếu tố chính thúc đẩy giá trong tuần.
Trong khi đó, báo cáo của EIA tối qua, mặc dù cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 15/07, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ xăng, nhiên liệu chủ lực trong mùa hè, chỉ tăng khoảng 460.000 thùng/ngày lên 8,52 triệu thùng/ngày. Con số này vẫn đang thấp hơn số liệu cùng kỳ năm ngoái khoảng 774.000 thùng/ngày. Điều này cho thấy phần nào nhu cầu đi lại tại Mỹ đang hạn chế, khi mà giá xăng dầu vẫn ở mức cao.
Dollar Index tăng trở lại trong phiên giao dịch hôm qua cũng là một trong các yếu tố gây sức ép lên giá dầu, bên cạnh các số liệu tiêu thụ không quá tích cực.
Tuy vậy, tồn kho dầu thô, tính cả dầu thương mại lẫn cả dầu từ kho nhiên liệu chưng cất vẫn giảm tổng cộng 5,4 triệu thùng so với tuần trước đó. Do vậy, giá không sụt giảm quá mạnh trong phiên.
Dầu thô liên tục giằng co trong phiên giao dịch gần đây, với giá WTI biến động xung quanh vùng 100 USD/thùng. Khối lượng giao dịch giảm khi giá biến động mạnh phần nào khiến cho thị trường chật vật trong việc tìm hướng đi mới. Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chicago, khối lượng hợp đồng mở cho dầu WTI, hay vị thế nắm giữ của các nhà đầu tư, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Giá khí tự nhiên tăng rất mạnh 10,23% lên 8 USD/MMBTu khi Nga vẫn đang ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu, khiến nhu cầu cho khí của Mỹ tăng vọt. Bên cạnh đó, các công ty năng lượng của Mỹ, như Cheniere Energy, cũng đang có kế hoạch tăng xuất khẩu cho Trung Quốc.
Giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 1,68 USD, tương đương 1,56%, ở mức 105,67 USD/thùng.
Giá dầu đã biến động mạnh trong phiên trước đó khi vướng vào cuộc giằng co giữa lo ngại nguồn cung do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và khả năng suy thoái kinh tế cũng như nhu cầu giảm khi các ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ tăng lãi suất để chống lạm phát.
Vào thứ Sáu, lãi suất mở đối với hợp đồng tương lai của New York Mercantile Exchange đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2015 do lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục tăng lãi suất của Mỹ khiến các nhà đầu tư cắt giảm tiếp xúc với các tài sản rủi ro.
Các nguồn tin thị trường cho biết ngày 20/7, trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, cộng thêm tâm lý giảm giá, các kho dự trữ dầu thô tại Hoa Kỳ đã tăng khoảng 1,9 triệu thùng trong tuần trước.
Trong nước, liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh ngày 11/7.
Với việc điều chỉnh này từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 0h ngày 11/7, giá xăng E5 RON 92 giảm 3.103 đồng/lít; RON 95-III giảm 3.088 đồng/lit; dầu diesel giảm 3.022 đồng/lít; dầu hỏa giảm 2.008 đồng/lít.
Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 tối đa là 27.788 đồng/lít; RON 95 là 29.675 đồng/lít; dầu diesel là 26.593 đồng/lít, dầu hỏa là 26.345 đồng/lít, dầu mazut là 17.712 đồng/kg.