Giá xăng dầu hôm nay 20/7: Ổn định do lo ngại suy thoái kinh tế
Giá cả Thứ tư, 20/07/2022 - 05:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/7: Tác động của đồng Euro giảm tới xuất khẩu Việt Nam? Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Kéo dài đà tăng |
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu tiếp tục tăng trong ngày hôm qua, khi nguồn cung ngày càng tỏ ra có dấu hiệu thu hẹp bất chấp các nỗ lực của Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 1,33% lên 100,74 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,02% lên 107,35 USD/thùng.
Như vậy, hiện tại, giá cả 2 mặt hàng dầu thô WTI và Brent đều đã lấy lại cột mốc 100 USD/thùng tại các hợp đồng giao dịch chính. Tuy vậy, trong phiên giao dịch sáng, đã có lúc giá dầu chịu sức ép và giảm đến 2 USD/thùng so với phiên giao dịch đầu tuần. Rủi ro chính đối với giá dầu hiện tại chính là lo ngại về suy thoái kinh tế và nhu cầu suy giảm, khi nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Tuy vậy, các điểm yếu trong phương trình nguồn cung là lý do chính giúp cho giá dầu duy trì đà tăng phiên thứ liên tiếp, và lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần. Gián đoạn tại đường ống dẫn dầu Keystone từ Canada sang Mỹ đã khiến cho lo ngại về tình trạng thiếu hụt sản lượng trở nên nghiêm trọng hơn. Công ty vận hành là TC Eneergy Corp cho biết họ cũng không thể ước tính bao giờ đường ống sẽ vận hành bình thường. Thông thường, đường ống này vận chuyển gần 600.000 thùng dầu/ngày sang Mỹ.
Đặc biệt, chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Saudi Arabia đã kết thúc mà không có bất kỳ cam kết nào của Saudi Arabia về việc tăng sản lượng đã khiến cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Theo quốc gia này, thị trường thực tế không thiếu hụt nghiêm trọng dầu, mà là thiếu hụt công suất lọc dầu để tạo ra nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính có thể là do công suât dự phòng thực tế của OPEC+ hiện chỉ còn ở mức dưới 3 triệu thùng/ngày, do đó không có nhiều năng lực để gia tăng sản xuất.
Dollar Index giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp cũng hỗ trợ lực mua trên thị trường hàng hóa nói chung, do chi phí nắm giữ các hợp đồng hàng hóa trở nên bớt đắt đỏ hơn. Điều này sẽ hỗ trợ thị trường trong các phiên tới.
Tuy vậy, số liệu sáng nay của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô kết tuần 15/07 tăng 1,9 triệu thùng, là tuần thứ 3 liên tiếp tồn kho tăng. Các sản phẩm khác như xăng và nhiên liệu chưng cất cũng thể hiện xu hướng tăng tương tự, có thể là yếu tố khiến giá điều chỉnh trong phiên sáng.
Về mặt kỹ thuật, các chỉ số tương đối tích cực, với RSI đã quay lại vùng 50 trong khi MACD đã cắt lên trên đường Signal. Tuy vậy, giá đang gặp sức ép tại cạnh giữa dải Bollinger Band mở rộng. Có thể canh bán khi giá ở vùng 100,5 USD/thùng và kỳ vọng chốt lời ngắn 1-1,5 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 18/7, cả hai loại dầu đều tăng hơn 5%, tăng cao nhất đối với dầu Brent kể từ giữa tháng 4 và WTI kể từ giữa tháng 5.
Giá dầu giằng co giữa những lo ngại về nguồn cung khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu thô và các sản phẩm của Nga trong cuộc chiến với Ukraine làm gián đoạn dòng chảy thương mại và lo ngại rằng các nỗ lực của ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát có thể gây ra suy thoái nhu cầu.
![]() |
Chứng khoán Trung Quốc đóng cửa giảm điểm, với việc các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá nhiều cổ phiếu nhất trong hơn một tháng, khi các ca nhiễm Covid-19 gia tăng làm mờ đi triển vọng phục hồi kinh tế. Trong khi đó, hoạt động xây dựng nhà mới của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong chín tháng vào tháng 6.
Tờ Financial Times đưa tin, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng bất kỳ hành động nào của Nga nhằm ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu sẽ gây ra sự suy giảm kinh tế hơn 5% trong năm tới ở Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia và Ý.
Trong nước, liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh ngày 11/7.
Với việc điều chỉnh này từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 0h ngày 11/7, giá xăng E5 RON 92 giảm 3.103 đồng/lít; RON 95-III giảm 3.088 đồng/lit; dầu diesel giảm 3.022 đồng/lít; dầu hỏa giảm 2.008 đồng/lít.
Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 tối đa là 27.788 đồng/lít; RON 95 là 29.675 đồng/lít; dầu diesel là 26.593 đồng/lít, dầu hỏa là 26.345 đồng/lít, dầu mazut là 17.712 đồng/kg.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá xăng dầu hôm nay 9/8: Dầu WTI tăng 0,9 USD/thùng

Giá thịt heo hôm nay 8/8: Mức giá cao nhất khoảng 259.000 đồng/kg

Thị trường hàng hóa ngày 8/8: Các mặt hàng xăng dầu lao dốc mạnh

Giá heo hơi hôm nay 8/8: Giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay 8/8: Dầu Brent đạt 94,12 USD/thùng
Tin cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 8/8: Vàng 9999 trong nước cao hơn thế giới trên 18 triệu

Giá tiêu hôm nay 8/8: Cao nhất 74.500 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 8/8: Giá gạo nguyên liệu tăng 100 đồng/kg

Giá heo hơi ngày 7/8: Duy trì sự chênh lệch từ 1.000 – 7.000 đồng/kg

Giá vàng hôm nay 7/8: Vàng 9999 giảm nhẹ, duy trì 67 triệu đồng/lượng

Giá heo hơi hôm nay 6/8: Ghi nhận mức tăng - giảm mạnh nhất 6.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/8: Neo ở mức cao trong phiên cuối tuần

Giá lúa gạo hôm nay 6/8: Giao dịch sôi động phiên cuối tuần

Giá vàng hôm nay 6/8: Vàng miếng 9999 tăng gần 300.000 đồng/lượng

Thị trường hàng hóa ngày 5/8: Diễn biến trái chiều, lực mua mạnh lên

Giá xăng dầu hôm nay 4/8: Dầu thô WTI giảm về mức thấp nhất trong gần 6 tháng, còn 88,54 USD/thùng

Giá lợn hơi hôm nay 5/8: Cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/8: Tăng 500 đồng/kg tại nhiều địa phương

Giá lúa gạo hôm nay 5/8: Giá gạo xuất khẩu sang EU tăng 6%

Đà Nẵng: Giá xăng dầu giảm, giá các mặt hàng thiết yếu vẫn không có biến động lớn

Thị trường hàng hóa ngày 4/8: Lực bán chiếm ưu thế

Giá xăng dầu hôm nay 4/8: Nguồn cung cải thiện, dầu thô WTI giảm mạnh còn 90,66 USD/thùng

Giá lợn hơi hôm nay 4/8: Ghi nhận mức thấp nhất 60.000 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 4/8: Giá gạo nguyên liệu tăng 100 đồng/kg
