Thứ sáu 09/05/2025 14:25

Gia tăng thị phần tại thị trường nội địa: Không dễ nếu vẫn giữ nếp kinh doanh cũ

Dịch Covid-19 ập đến khiến xuất khẩu khó khăn, doanh nghiệp Việt tìm đường về với thị trường 100 triệu dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp, đây là “miếng bánh ngọt" nhưng khó ăn nếu doanh nghiệp vẫn giữ suy nghĩ thị trường nhà dễ tính hơn thị trường khách.

Doanh nghiệp “bẻ lái” về sân nhà

Là một trong những doanh nghiệp thành công khi khai thác mảng thị trường nội địa đúng thời điểm dịch Covid-19 và giãn cách xã hội liên tục đóng – mở ở Việt Nam, ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group - cho biết, hai năm qua chúng tôi thành công nhất với mảng tiêu dùng nội địa, khách hàng biết đến nhiều hơn, doanh thu mảng tiêu dùng tăng trưởng mạnh, đạt kỷ lục từ khi thành lập. Đưa các sản phẩm lên trang thương mại điện tử K Phúc Sinh và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.

Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm tại Siêu thị BigC Thăng Long

Hiện nay, các mặt hàng tiêu dùng của Phúc Sinh dần trở nên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Đặt kế hoạch để chinh phục thị trường nội địa, ông Phan Minh Thông cho hay, trong năm 2022 chúng tôi cần mở rộng diện tích và tăng công suất gấp đôi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của người dân. Đồng thời, chúng tôi sẽ mở các cửa hàng, quán cà phê của K Phúc Sinh ở nhiều tỉnh, thành. 5 – 10 năm nữa, tôi muốn biến Phúc Sinh thành đại siêu thị khổng lồ với đầy đủ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cả trong và ngoài nước, mọi người có thể mua bất cứ thứ gì ở Phúc Sinh. Đồng thời, K Phúc Sinh sẽ lọt Top 10 trang thương mại điện tử để cung cấp thực phẩm nói chung và cà phê, hạt tiêu nói riêng.

Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng lưu chuyển hàng hóa. Để phục hồi, phát triển nhiều doanh nghiệp đã “bẻ lái” đưa sản phẩm Việt về “sân nhà” tiêu thụ. Ông Nguyễn Đăng Lợi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân - cho biết, trước đây, hơn 90% sản phẩm của đơn vị này phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Dịch Covid-19 cũng là thời điểm để doanh nghiệp nhìn lại và hoạch định kế hoạch phát triển của doanh nghiệp mình. Thị trường nội địa với 100 triệu dân là thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất thời trang khai thác. Đi song song “2 chân”, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều mẫu mã sản phẩm để phát triển thị trường trong nước cùng với việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.

Năm 2021, mảng xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần VinaMit chịu ảnh hưởng nhiều vì giãn cách xã hội, lưu thông trong khu vực và quốc tế “tắc cứng”, chi phí logistics phi mã, cùng với tình trạng thiếu công nhân sản xuất… Nhưng đổi lại, mảng thị trường nội địa Vinamit phát triển khá tốt, tăng trưởng 8-10 lần so với bình thường. Ông Nguyễn Lâm Viên - CEO Vinamit – cho hay, dịch Covid-19 cũng có tôi thấy sức mạnh phi thường của thương mại điện tử, chúng tôi có thể nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, chăm sóc, tương tác với khách hàng qua không gian mạng.

Cũng theo ông Nguyễn Lâm Viên, dịch Covid-19 làm hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, chi phí logistic tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tìm về thị trường nội địa. Do đó, “miếng bánh ngọt” này sẽ trở nên cạnh tranh hơn. Để khai thác mảng thị trường này, doanh nghiệp như Vinamit đã thành lập một công ty chuyên về mảng nội địa, bán lẻ để cập nhật xu hướng kinh doanh mới, phương pháp mới, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, kinh doanh số hóa hướng vào từng cá nhân. Do đó, doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng cá nhân, giá thành sản phảm và tối ưu thời gian, phương thức, chi phí giao hàng để người tiêu dùng có thể được hưởng lợi nhiều nhất đến từ nhà sản xuất mà không thông qua một kênh trung gian nào cả. Điều này chỉ có nhà sản xuất mới có thể đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.

Cách nào gia tăng thị phần?

Để thúc đẩy thị trường nội địa phát triển và tận dụng thế mạnh của thị trường 100 triệu dân, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025. Với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam ", "Tinh hoa hàng Việt Nam", Đề án đã đưa ra mục tiêu cụ thể là giữ thị phần hàng hóa Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các phương tiện truyền thông phân phối; trên 90% doanh nghiệp biết đến phong vận động “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia phong trào này….

Sản xuất tại Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân

Đánh giá về vai trò của thị trường nội địa trong sự phát triển kinh tế, ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương - cho rằng, nhiều năm gần đây, tổng tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 70 - 75% GDP, là lực cầu rất lớn cho doanh nghiệp khai thác.

Tuy nhiên, muốn khai thác thị trường nội địa, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến còn đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu, bởi đây là yếu tố then chốt giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác. Về phía các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần “bắt tay” chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam.

Để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp khai thác thị trong nước, Bộ Công Thương vừa công bố Quyết định số 281/QĐ-BCT, ngày 4/3/2022 về việc ban hành Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022.

Theo đó, kế hoạch sẽ tập trung vào việc vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để tập trung phát triển thị trường trong nước, kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn cung hàng hóa Việt Nam thiết yếu, nguyên nhiên, vật liệu Việt Nam phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước; tăng cường quảng bá, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa,…

Kế hoạch còn hướng tới việc tập trung tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức phù hợp với tình hình mới nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà cung cấp, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác, doanh nghiệp nước ngoài.

Đồng thời chú trọng phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nhằm kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử....

Với xấp xỉ 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD/người/năm, thị trường nội địa có rất nhiều tiềm năng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là điểm tựa chắc chắn, an toàn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, trụ vững trước dịch Covid-19. Đồng thời, thị trường nội địa cũng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế. Với sự phối hợp của nhiều phía từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp cho đến cơ quan quản lý, hàng Việt được kỳ vọng sẽ cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà, và hàng Việt Nam sẽ chinh phục tốt người tiêu dùng Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam