Giá sắn tươi lao dốc Nhu cầu mua hàng từ Trung Quốc tăng lên, giá sắn nguyên liệu tăng trở lại |
Theo Hiệp hội sắn Việt Nam, hiện giá sắn tươi thu mua tại Tây Ninh ở mức 3.400 - 3.500 đồng/kg, tăng 250 - 300 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Tại Đắk Lắk giá ở mức 2.800 - 2.850 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Tại Gia Lai giá ở mức 2.950 - 3.100 đồng/kg, tăng 150 - 250 đồng/kg. Tại miền Bắc giá sắn tươi ở mức 1.950 - 2.400 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với 10 ngày trước đó.
Tương tự như tinh bột sắn, các đơn vị mua sắn lát khô đang phải mua vào với mức giá khá cao, do giá củ sắn tươi đang ở mức cao.
Giá sắn tươi trong nước tiếp tục tăng nhẹ |
Trong khi đó, giá xuất khẩu mặt hàng này chưa kịp tăng bắt kịp xu thế tăng giá tại thị trường nội địa Việt Nam. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho các đơn vị kinh doanh sắn lát khi giá sắn lát Thái Lan biến động không lớn.
Hiệp hội sắn Việt Nam cho hay, hiện nay, nguồn nguyên liệu có tín hiệu sụt giảm do chất lượng sắn củ tươi thấp hơn so với cùng thời điểm vụ sắn 2021/22. Các nhà máy tập trung chạy máy sau nghỉ Tết, đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao. Trong khi đó, phía khách hàng Trung Quốc chưa tăng giá mua vào tương ứng với đà tăng của tinh bột sắn Việt Nam. Do vậy, giao dịch hàng hóa xuất khẩu tạm chậm lại để các bên cùng điều chỉnh giá phù hợp.
Hiện, các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn mức giá trong khoảng 465 - 495 USD/tấn FOB cảng Hồ Chí Minh do giá nguyên liệu cao. Cùng chung xu thế tăng giá nguyên liệu củ sắn tươi và tinh bột sắn, giá thu mua sắn lát khô được đẩy lên khá cao, trên 6.000 đồng/kg về tới kho khu vực Quy Nhơn, Bình Định.
Giá xuất khẩu sắn lát đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc lên tới 355 USD/tấn FOB Quy Nhơn; tăng 10 USD/tấn so 10 ngày trước đó; Trong khi giá xuất khẩu sắt lát sang thị trường Trung Quốc khoảng 305 USD/tấn FOB Quy Nhơn, tăng 10 USD/tấn so 10 ngày trước đó. Tại Quảng Ngãi, trong niên vụ 2022/23, diện tích trồng sắn của tỉnh Quảng Ngãi khoảng hơn 12.600 ha.
Trong hơn 2 tháng vừa qua do mưa liên tục nên người dân chưa thể làm đất. Hiện tại đã bước qua đầu tháng 2 nhưng toàn tỉnh mới chỉ xuống giống được trên 3.700 ha, đạt tỷ lệ rất thấp, dù chỉ mới trồng được vài tháng nhưng một số địa phương ở tỉnh này đã xuất hiện bệnh khảm lá sắn.
Theo số liệu thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, hiện đã có gần 110 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá (nhiễm nhẹ 18 ha, nhiễm trung bình 44,5 ha, nhiễm nặng 54 ha), tập trung ở các huyện như Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Sơn Tây, Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi…