Giá sách giáo khoa tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?

Việc giá sách giáo khoa tăng “phi mã” trong thời gian qua đã làm dư luận xã hội bức xúc. Câu hỏi đặt ra trách nhiệm thuộc về ai?
Sách giáo khoa tăng giá: "Không được tận dụng sách cũ học là vô cùng lãng phí" Tăng giá sách giáo khoa: Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tính đúng, tính đủ Quốc hội quyết định đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá

Giá sách giáo khoa tăng “phi mã” trong thời gian qua, cùng với việc sử dụng sách giáo khoa lãng phí khi sách chỉ sử dụng được một năm học , điều này đã làm dư luận xã hội bức xúc. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này?

Có cần khổ to, giấy đẹp?

Như đã biết, vừa qua, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam công bố giá sách giáo khoa theo hương trình giáo dục phổ thông mới sẽ diễn ra với khối lớp 3, 7 và 10 ở hai bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo”, áp dụng từ năm học 2022-2023, với mức tăng “khủng” tới gấp 2, 3 lần giá sách cũ.

Theo công bố công khai của NXB Giáo dục Việt Nam, một bộ sách giáo khoa lớp 3 có giá từ 177.000 đồng đến 183.000 đồng. Bộ sách giáo khoa lớp 7 từ 208.000 đồng đến 209.000 đồng. Bộ sách giáo khoa lớp 10 từ 246.000 đồng đến 301.000 đồng. Và tất cả giá này đều chưa bao gồm sách cho bộ môn tiếng Anh.

Giá sách này được đánh giá đắt gần gấp đôi so với chương trình cũ. Khi với cùng khối lớp, giá sách trước kia chỉ dao động từ 58.000 đồng đến 172.000 đồng.

Giá sách giáo khoa mới tăng cao so với sách giáo khoa liên hành được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đưa ra là “sách mới có khổ lớn hơn, giấy tốt hơn sách cũ”. Lời giải thích này hoàn toàn phù hợp với chi phí sản xuất.

Tuy nhiên theo như ý kiến của ông Phan Viết Lượng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thì vấn đề đặt ra ở đây là tuổi thọ của sản phẩm thế nào, để từ đó để lựa chọn vật liệu cho phù hợp. Nếu sử dụng nhiều năm, đương nhiên chất liệu phải tốt, nếu sử dụng trong thời gian ngắn, cần cân nhắc.

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cho rằng: “Đối với việc tăng giá sách giáo khoa, đặc biệt một số phụ huynh nói không cần màu sắc quá sặc sỡ mà quan trọng là chất lượng nội dung của chương trình giáo dục, tôi cho rằng điều này là hợp lý”.

Bà Thúy gợi nhắc, nhìn lại 20 năm về trước, khi bà đi học cũng rất đơn giản, sách có thể chỉ là đen trắng nhưng quan trọng chất lượng, nội dung của cuốn sách đó mang lại hiệu quả tốt.

“Nếu có điều kiện hơn thì sách vở có thể được thiết kế đẹp hơn, tuy nhiên không nên quá tập trung vào hình thức mà quan trọng chất lượng nội dung. Nên, nếu có thể tiết giảm hình thức cuốn sách, đầu tư đến chất lượng, giảm giá thành cho phụ huynh, đặc biệt phụ huynh ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa để các em có thể tiếp cận tri thức là điều tốt nhất”, đại biểu Thúy bày tỏ.

Giá sách giáo khoa tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Giá sách giáo khoa tăng, trách nhiệm thuộc về ai?

Cùng với đó, Đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An (Đoàn Cao Bằng) cho rằng việc thay đổi sách giáo khoa rất hợp lý, tuy nhiên thực tế chưa phù hợp với từng vùng miền, nhất là những tỉnh vùng núi, vùng sâu vùng xa…

“Theo tôi quan trọng là chất lượng bên trong cuốn sách, như vậy cũng vừa đảm bảo cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện kinh tế dễ tiếp cận được tri thức. Hiện nay, một số sách giá thành cao, nên nhiều phụ huynh không có đủ điều kiện mua sách cho con, chỉ tối thiểu được sách cơ bản, còn những sách nâng cao hoặc tham khảo thêm thì phụ huynh không đáp ứng được”, bà An quan ngại.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV sáng ngày 8/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung ( Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) khẳng định, giá sách giáo khoa do Bộ Tài chính quy định chứ không phải Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi, theo quy định về luật giá và các văn bản hướng dẫn về giá sách giáo khoa do doanh nghiệp tự xây dựng và quyết định giá bán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp với phương án giá bán của sách giáo khoa và thực hiện kê khai với cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường.

Trong khi đó, chiều ngày 24/6 vừa qua trả lời qua điện thoại với phóng viên Báo Công Thương, TS. Nguyễn Bá Cường - Giám đốc NXB Đại học sư phạm cho biết: “Liên quan đến cơ cấu giá thành của sách giáo khoa thì toàn bộ vấn đề này đều được các nhà xuất bản tuân thủ theo quy định và kê khai với Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính”.

Trong khi đó, tại phiên trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội vào sáng 8/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Sách giáo khoa thuộc danh mục kê khai giá, nên quyền quyết định về giá là các nhà nhà xuất bản. Nhà nước chỉ có thẩm định giá với sách giáo khoa hoặc sản phẩm được mua bằng ngân sách Nhà nước.

Tại phiên họp Báo cáo tại cuộc họp về công tác điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì vào chiều 13/6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai một lẫn nữa khẳng định: hiện giá sách giáo khoa được quản lý giá theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá. Giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.

Trao đổi phóng viên Báo Công Thương, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) đã cho rằng: Mặc dù hiệu trưởng nhà trường hoặc giám đốc NXB nói vậy nhưng thực tế không phải như vậy bởi Cục Quản lý giá không thể nào tham gia sâu như vậy được là do lĩnh vực của ngành nào thì ngành đó quyết định giá. Chính vì vậy, Quốc hội mới có đề nghị cho phép Chính phủ tham gia vào việc quản lý sách giáo khoa” .

Trước đó, trả lời với các phóng viên bên lề tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng: giá sách giáo khoa có ảnh hưởng lớn, nên việc tăng giá phải “tính đúng, tính đủ, cân đong đo đếm”. Ví dụ chi phí đầu vào tăng có mức độ, chỉ tăng 1,5 lần nhưng lại tăng giá lên gấp 2, 3 lần thì không hợp lý.

“Tăng giá sách giáo khoa là chuyện quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cần sự vào cuộc của Bộ Tài chính”, đại biểu Hòa nêu quan điểm.

Theo đại biểu Hòa, Luật Giá hiện hành quy định, những việc liên quan từng Bộ chuyên ngành thì Bộ đó có quyền ban hành quy định quản lý về giá, trong đó sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Thu Hường-Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp các chương trình sau đại học.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Chiều ngày 16/12, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) tổ chức lễ vinh danh và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư của trường năm 2024.
Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Phong trào "giờ ra chơi không điện thoại" tạo ra một khoảng không gian quý giá để học sinh Gia Lai giải phóng bản thân khỏi những giới hạn của công nghệ.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình hướng nghiệp theo hướng xanh và bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Nhiều địa phương đã có chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của giáo viên, học sinh. Hiện, địa phương nghỉ nhiều nhất là 17 ngày và ít nhất là 10 ngày.
Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Việc đào tạo gắn với doanh nghiệp được xem là “một mũi tên, trúng hai đích” vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vừa đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, với giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm thì tỉ lệ trúng tuyển khoảng 5 - 7%, tạo công bằng trong tuyển sinh.
Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Hoàng Anh Thư - thí sinh tài năng đến từ Trường THCS Cổ Nhuế 2, Hà Nội - đã xuất sắc vượt qua 99 đối thủ để trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024.
Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Học sinh Đà Nẵng, Quảng Nam tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa của nền nông nghiệp Việt Nam qua giải đấu robot ‘Mùa vàng’.
Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hơn 6.000 giáo viên, phụ huynh, học sinh tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tham gia các hoạt động tại Ngày hội khoa học công nghệ OPEN STEM DAY 2024.
Hiệu quả công việc là

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương.
Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với chủ đề 'Vẻ đẹp của sự thông minh' nhằm tôn vinh vẻ đẹp tri thức, trí tuệ của các nữ sinh viên Việt Nam...
Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Chương trình “Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập - Động lực chuyển mình và cơ hội phát triển” vừa diễn ra tại Trường Đại học Gia Định – TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Chiều 03/12/2024, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung.
Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

20 đội Robotacon của Việt Nam ở nhóm 6-10 tuổi và 14 đội ở nhóm 8-19 tuổi thi đấu và đại thắng tại Global Robotics Game và World Robot Olympiad (WRO) 2024.
Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Biên bản ghi nhớ giữa Infineon Technologies và Đại học Phenikaa nhằm mục đích nâng cao năng lực thiết kế vi mạch và thúc đẩy tiến bộ công nghệ tại Việt Nam.
Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Tại cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên 2024” khu vực miền Bắc, sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đạt giải ba.
Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Sáng 29/11, Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai đã tổ chức trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II năm 2024.
Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Để chuyển đổi số thành công, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã tập trung vào 3 yếu tố: Con người, quy trình và công nghệ.
Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Cô giáo Lê Thị Ngọc Linh (29 tuổi) mang đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ để bám các điểm trường, mang con chữ đến từng học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức phải được quy đổi tương đương về 1 thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, nhóm ngành đào tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động