Thứ hai 28/04/2025 18:14

Tăng giá sách giáo khoa: Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tính đúng, tính đủ

Đại biểu quốc hội cho rằng, chuyện tăng giá sách giáo khoa là việc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng cần có sự vào cuộc của Bộ Tài chính.

Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hộichiều 27/5, đại biểu Phạm Văn Hoà - đoàn Đồng Tháp cho rằng, dư luận, đặc biệt là phụ huynh học sinh quan tâm đến việc tăng giá sách giáo khoa, ngoài chi phí học thì chi phí mua sách giáo khoa cũng là khoản không nhỏ.

Việc tăng giá sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạophải tính đúng, tính đủ. Cần nêu rõ lí do vì sao tăng, chi phí đầu vào của sách giáo khoa tăng không, có hợp lý không. Chuyện tăng giá sách giáo khoa là việc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng cần có sự vào cuộc của Bộ Tài chính. Tôi nghĩ nếu có sự giám sát của Bộ Tài chính thì việc loạn giá sẽ hạn chế”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 27/5

Đại biểu Hòa góp ý, Quốc hội cũng cần xem xét Luật Giá hiện nay có bất cập hay không. “Theo tôi là bất cập, nếu Bộ Tài chính không tham gia vào quản lý giá, mà để các bộ ngành tự ban hành giá thì họ thường bảo vệ quyền lợi của chính bộ ngành đó. Đây là vấn đề mang tính cục bộ, nên giá phải có sự quản lý của nhà nước và Bộ Tài chính tham gia...”, đại biểu Hòa bày tỏ quan điểm.

Liên quan đến nội dung này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Phan Viết Lượng cũng đánh giá nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về giá sách giáo khoa tại tổ ngày 26/5 là đúng. "Nếu vật liệu tốt, in đẹp, cách làm công phu thì rõ ràng giá thành sách phải cao hơn trước", ông Lượng nói.

Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa băn khoăn sách giáo khoa có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không? Bởi làm sách giáo khoa vấn đề cần quan tâm là có phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục của ta hiện nay, tuổi thọ của sản phẩm đó như thế nào. Tất cả phải tính toán phù hợp.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm, sách giáo khoa cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, Nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, tại phần trao đổi tại tổ Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng giải thích lý do giá sách giáo khoa hiện nay đắt hơn trước vì giấy tốt hơn, khổ to hơn, in đẹp hơn và cũng có yếu tố xã hội hóa.

Để giá sách giáo khoa không trở thành gánh nặng đối với nhiều hộ gia đình, ông Trí đề nghị Nhà nước có chính sách trợ giá trong in sách giáo khoa. Bởi, theo vị đại biểu này, chọn sách để học rất khó, như một cậu sinh viên chưa chắc đã biết chọn cuốn nào cho phù hợp. Do vậy, nếu cứ để như tình trạng hiện nay sẽ rất phí nguồn lực.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn