Gia nhập ngành hàng xuất khẩu tỷ USD, sầu riêng Việt đối diện rủi ro gì?

Mang về 1,2 tỷ USD trong 8 tháng năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang có lợi thế 'một mình một chợ', tuy nhiên, ngành hàng này đang đối diện với những rủi ro lớn.
Điều gì “ngáng đường” sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc? Nhật Bản tăng mua sầu riêng Việt Nam

Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng dự kiến vượt 1,5 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả mang về đạt 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, con số trên đã vượt kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả năm 2022 (3,16 tỷ USD) và với tốc độ tăng trưởng có thể vượt kỷ lục 3,81 tỷ USD vào năm 2018.

giữa tháng 7/2022, Chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc
Giữa tháng 7/2022, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc

Đáng chú ý, với việc mang về 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 8 tháng năm 2023, sầu riêng chính là nhóm hàng đóng góp lớn cho kỷ lục của rau quả.

Đặc biệt, đà tăng của loại trái cây này được dự báo còn tiếp tục bởi đây là lợi thế của Việt Nam khi sầu riêng của các nước Đông Nam Á khác đã hết vụ.

Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – nhận định, vụ sầu riêng chính ở vùng Tây Nguyên với sản lượng và diện tích rất lớn và trái vụ so với các nước khác. Thời điểm từ tháng 9, hầu như chỉ có Việt Nam có vụ sầu riêng và đây là lợi thế về xuất khẩu.

Đến nay, đã có hơn 300 các mã số vùng trồng sầu riêng và gần hơn 100 mã số cơ sở đóng gói. Do vậy hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ cho việc xuất khẩu cho các diện tích và sản lượng sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên đi một cách thuận lợi.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam – cho hay, tháng 9 là thời điểm vùng sầu riêng lớn nhất nước - Tây Nguyên - vào vụ thu hoạch rộ. Trong khi đó, sầu riêng các nước khác đang vào cuối vụ, sản lượng hạn chế hoặc chỉ còn sản phẩm đông lạnh. Chính vì vậy, sầu riêng tươi của Việt Nam càng có nhiều cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự báo, giá trị xuất khẩu sầu riêng năm 2023 có thể vượt 1,5 tỷ USD.

Đối diện với rủi ro gì?

Bên cạnh những tín hiệu tích cực về thị trường và giá bán sau khi có được “tấm hộ chiếu” xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thì ngành hàng sầu riêng cũng đối mặt nhiều biến động, bất an khi liên tục bị cảnh báo vi phạm về kiểm dịch thực vật, chất lượng không đảm bảo khi múi bị sống sượng, quả thối hỏng không thể chín vì trái bị cắt non.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do có những thời điểm giá lên cao, thương lái gom hàng mạnh, chủ vườn tranh thủ bán hàng chạy giá theo kiểu cắt một lần là sạch vườn thì tỷ lệ trái non rất lớn.

Việc chất lượng sầu riêng xuất khẩu nảy sinh nhiều vấn đề, thị trường tranh mua, tranh bán, bát nháo như hiện nay, theo các chuyên gia, lý do một phần nằm ở lòng tham của chủ vườn, thương lái; song phần lớn là trách nhiệm thuộc về các cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Mặt khác, vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng Việt Nam hiện nay là chưa có bất cứ quy định nào để kiểm soát chất lượng. Trong khi tại Thái Lan, nông dân được tập huấn hướng dẫn rất kỹ về quy trình canh tác, từ khi cây ra hoa, xả nhụy đã phải ghi chép, buộc dây đánh dấu, khi đủ ngày phải cắt trái kiểm tra, nếu chất lượng đảm bảo mới được phép cắt bán cho doanh nghiệp. Chính vì cách quản lý này nên sầu riêng của Thái Lan có chất lượng đồng nhất.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, trong khi giá nhập khẩu sầu riêng Thái Lan và Việt Nam nhiều thời điểm ngang nhau, nhưng nếu làm hàng Thái Lan thì yên tâm về chất lượng, mẫu mã. Tình trạng này đang khiến loại trái cây xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam bị giảm uy tín, nguy cơ khó giữ được thị trường xuất khẩu bền vững.

Về việc này, ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, Bộ cũng đã nhận được phản ánh từ các doanh nghiệp xuất khẩu về tình trạng sầu riêng bị cắt non, chất lượng không đảm bảo, sang đến thị trường nhập khẩu bị thối hỏng phải đổ bỏ. Dù số lượng các lô hàng này không nhiều nhưng tác động rất tiêu cực đến uy tín, hình ảnh sầu riêng Việt Nam.

“Giá trị xuất khẩu rất lớn, đầu ra tiêu thụ tương đối ổn định nên vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng là phải giữ được thị trường. Chúng ta phải cạnh tranh với các nước khác bằng chất lượng chứ không phải bằng số lượng”, ông Hoàng Trung nói.

Ông Hoàng Trung cho biết, từ nay đến hết năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử các đoàn đi kiểm tra thực tế địa phương để xử lý dứt điểm tình trạng cắt bán sầu riêng non, các hành vi vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói ngay trong mùa xuất khẩu sầu riêng.

Nếu như năm ngoái, giá sầu riêng bán xô tại vườn rơi vào khoảng 40.000 – 45.000 đồng/kg, với giá này nhà vườn đã có lãi. Tuy nhiên, năm nay, do Trung Quốc tăng thu mua nên cơn sốt về loại quả này ngày càng tăng. Nhất là khi vụ thu hoạch chính sầu riêng tại Tây Nguyên đang đến gần. Một số nơi, thương lái đã đặt giá gần 100.000 đồng/kg với bà con trồng sầu riêng. Thậm chí, trước khi thu hoạch cả tháng, nhiều thương lái đã đến đề nghị chốt giá, đặt tiền.

Sau khi thương lái chốt cọc xong, chủ vườn sẽ tăng cường bón phân, thuốc để sầu riêng đạt năng suất cao. Điều này dẫn đến giảm chất lượng sầu riêng thành phẩm và tuổi thọ của cây. Trước tình trạng trên, Văn phòng SPS Việt Nam cũng khuyến cáo, các vườn trồng cần tuân thủ chặt chẽ Nghị định thư, tránh ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của cả ngành hàng.

“Việc thu hái sầu riêng cần đủ độ tuổi. Việc cắt non sầu riêng, quá trình từ nhà vườn về cơ sở đóng gói, vận chuyển đến tay người tiêu dùng chưa đảm bảo chín, chất lượng sẽ không đảm bảo. Và nếu chúng ta thu hoạch sầu riêng quá non, thì thậm chí trái sầu riêng sẽ không chín được”, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết.

Cũng theo ông Ngô Xuân Nam, theo tính toán, thời gian sầu riêng từ lúc ra hoa đến lúc cho thu hoạch quả là khoảng 100 ngày. Sầu riêng chín cây được cắt vào khoảng ngày thứ 90 – 92. Do sầu riêng chín dần từ dưới lên, nếu thu hoạch thì sầu riêng chỉ nặng cân mà không đảm bảo hương vị tốt nhất, thậm chí không chín khi tới tay người tiêu dùng. Nếu thu hoạch muộn hơn, sầu riêng có thể bị chín dọc đường, dẫn đến hiện tượng nứt vỏ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu chúng ta phải hình thành các chuỗi cung ứng nông sản và có sự liên kết chặt chẽ.
Điểm tên gia vị có tiềm năng nhất tại thị trường EU

Điểm tên gia vị có tiềm năng nhất tại thị trường EU

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, gia vị từ các nước đang phát triển có tiềm năng nhất tại thị trường EU là gừng, nghệ, hồ tiêu, quế…
Ứng dụng công nghệ - giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản Việt

Ứng dụng công nghệ - giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản Việt

Ứng dụng công nghệ được xác định là một trong số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản của Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng, nâng cao giá trị thương hiệu nông đặc sản Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng, nâng cao giá trị thương hiệu nông đặc sản Cần Giờ

Để nâng cao giá trị thương hiệu nông đặc sản Cần Giờ, cần cơ chế phối hợp giữa các sở ngành, doanh nghiệp sản xuất - thương mại, nhất là sàn thương mại điện tử.
Cơ hội xúc tiến thương mại, tiêu thụ mặt hàng cà phê Việt Nam tại Ấn Độ

Cơ hội xúc tiến thương mại, tiêu thụ mặt hàng cà phê Việt Nam tại Ấn Độ

Gian hàng cà phê Việt Nam đã được khai trương tại Triển lãm và Hội nghị cà phê thế giới (WCC) ở thành phố Bengaluru, bang Karnataka, Tây Nam Ấn Độ.

Tin cùng chuyên mục

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Việc phát triển quá nóng khiến tình trạng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng.
Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Xuất khẩu gạo vẫn đang rất thuận lợi về giá. Để duy trì được kết quả này, cần thiết phải xây dựng được chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững.
Niên vụ 2022/23, ngành mía đường Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép

Niên vụ 2022/23, ngành mía đường Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép

Niên vụ 2022/23, ngành mía đường xuất sắc thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía tương đương với các nước trong khu vực và giữ giá đường ở mức thấp nhất
Nhập khẩu lúa mì của Việt Nam từ Mỹ tháng 8 tăng đột biến

Nhập khẩu lúa mì của Việt Nam từ Mỹ tháng 8 tăng đột biến

Nhập khẩu lúa mì từ Mỹ trong tháng 8 đạt 87.046 tấn với kim ngạch hơn 31,7 triệu USD, tăng đột biến 13.760% về lượng và tăng 13.286% về trị giá so với tháng 7.
Giải bài toán đầu ra bền vững cho nông sản vùng đồng bào dân tộc

Giải bài toán đầu ra bền vững cho nông sản vùng đồng bào dân tộc

Sản phẩm ngon, sạch và được trồng theo hướng hữu cơ, tuy nhiên, việc tìm đầu ra bền vững cho nông sản vùng đồng bào dân tộc vẫn đang là bài toán khó.
Xuất khẩu dừa tươi: Cơ hội mới cho ngành hàng kinh tế chủ lực tỉnh Bến Tre

Xuất khẩu dừa tươi: Cơ hội mới cho ngành hàng kinh tế chủ lực tỉnh Bến Tre

Toàn tỉnh Bến Tre đã xây dựng thí điểm 6 vùng sản xuất dừa tập trung; trong đó 5 vùng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và 1 vùng sản xuất dừa uống nước.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/9: Giá lúa quay đầu giảm, gạo tiếp đà tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/9: Giá lúa quay đầu giảm, gạo tiếp đà tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/9 tại thị trường trong nước biến động trái chiều giữa các mặt hàng khi giảm với lúa. Trong khi đó, giá gạo tiếp tục đà tăng.
Trung tâm liên kết nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Một điểm đến đa dịch vụ, gắn kết 3 nhà

Trung tâm liên kết nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Một điểm đến đa dịch vụ, gắn kết 3 nhà

Trung tâm liên kết nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một điểm đến đa dịch vụ, gắn kết 3 nhà: Nhà nông - Nhà sản xuất - Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cách nào để mở rộng thị trường nông sản, sản phẩm khu vực miền núi trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để mở rộng thị trường nông sản, sản phẩm khu vực miền núi trên sàn thương mại điện tử?

Để mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản khu vực miền núi, việc tiếp tục nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/9: Dứt đà giảm, gạo thành phẩm và nguyên liệu tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/9: Dứt đà giảm, gạo thành phẩm và nguyên liệu tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/9 tại thị trường trong nước biến động trái chiều khi đi ngang với lúa còn mặt hàng gạo và phụ phẩm tăng từ 100-400 đồng/kg.
AgroViet 2023: Kết nối chuỗi giá trị nông sản bền vững

AgroViet 2023: Kết nối chuỗi giá trị nông sản bền vững

Sáng 14/9, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 - AgroViet 2023 đã khai mạc góp phần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và kết nối chuỗi giá trị nông sản.
Cảnh báo về chất lượng cà phê nhân

Cảnh báo về chất lượng cà phê nhân

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích cà-phê của nước ta tính đến năm 2022 đạt hơn 710.000 ha, trong đó diện tích cà-phê kinh doanh đạt hơn 653.000 ha.
Từ 15/9: Dùng QR Code để mua đồ ăn uống trên tàu hoả và đặc sản vùng miền tại các ga

Từ 15/9: Dùng QR Code để mua đồ ăn uống trên tàu hoả và đặc sản vùng miền tại các ga

Từ ngày 15/9, khách đi tàu hỏa có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR để mua đặc sản vùng, miền.
Sắp diễn ra “Ngày Hữu cơ Việt Nam”

Sắp diễn ra “Ngày Hữu cơ Việt Nam”

Ngày 19/9, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Lễ phát động “Ngày Hữu cơ Việt Nam” và các hoạt động quảng bá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của khu vực phía Nam.
Bàn giải pháp nâng tầm giá trị nông sản Việt

Bàn giải pháp nâng tầm giá trị nông sản Việt

Để nông sản Việt nói chung và nông sản Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vươn xa, các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp đã cùng nhau đi tìm lời giải.
Bình Dương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm

Bình Dương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm

Bình Dương đã và đang đẩy mạnh tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa nhằm tạo đầu ra ổn định cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã.
Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023: Cầu nối xúc tiến thương mại hiệu quả

Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023: Cầu nối xúc tiến thương mại hiệu quả

Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023 là dịp các địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường.
Nâng cao chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để xuất khẩu

Nâng cao chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để xuất khẩu

Ngày 11/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu”
Nông sản việt: Tăng sức mua, mở rộng thị trường nhờ lên sàn thương mại điện tử

Nông sản việt: Tăng sức mua, mở rộng thị trường nhờ lên sàn thương mại điện tử

Bán hàng qua thương mại điện tử thuận lợi hơn so với bán qua đầu mối truyền thống, bởi doanh nghiệp có thể chủ động đơn hàng, từ đó có thêm nhiều khách hàng.
Nghệ An - Hà Tĩnh: Dân bán lúa tươi cho thương lái ngay tại ruộng với giá cao

Nghệ An - Hà Tĩnh: Dân bán lúa tươi cho thương lái ngay tại ruộng với giá cao

Tại Nghệ An - Hà Tĩnh, trước sức hút của thị trường lúa gạo, thương lái thu mua lúa tươi tận chân ruộng với giá từ 5.800 – 6.400 đồng/kg, nông dân phấn khởi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động