Giá nguyên liệu tăng sức cạnh tranh của thuỷ sản giảm

Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức ăn thủy sản tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao

Tại Hội nghị "Giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 26/4, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết, từ giữa năm 2020, giá nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu đi lên và càng đến gần cuối năm 2020 đầu năm 2021 giá càng tăng mạnh. Các doanh nghiệp thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, vừa sản xuất, vừa chờ nguyên liệu dẫn đến hoạt động sản xuất đình trệ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản không thể mua nguyên liệu theo quý, theo năm như trước mà chỉ mua theo từng tháng.

0202-bai-duoi
Các doanh nghiệp cần tích cực đồng hành, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng thủy sản, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay

Theo thông tin từ một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong ngành thủy sản tháng 1 và tháng 2/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, biên độ giá một số nguyên liệu chính như sau: Bột cá tăng 1,07%; bã nành tăng 38,6%; bột thịt gà tăng 25,42%; bắp tăng 15,84%; sắn lát tăng 13,39%; dầu cá nước ngọt tăng 26,34%; cám gạo nguyên dầu tăng 11,97%; lecithin tăng 36,73%. Từ tháng 3/2021 giá các loại ngũ cốc gồm: ngô, đậu nành,… tiếp tục tăng.

Trước sự biến động cao của giá nguyên liệu, một số loại thức ăn thuỷ sản cũng tăng giá bán so với năm 2020. Cụ thể, mức tăng giá những tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 của thức ăn cá tra 40 đạm tăng 11%; thức ăn cá tra 22-30 đạm tăng 11%; thức ăn cá rô, rô đồng tăng 11,2%; thức ăn cá lóc tăng 8,5%; thức ăn cá kèo tăng 11,4%; thức ăn cá chẽm tăng 5,8%; thức ăn cá mú tăng 5%; thức ăn tôm sú tăng 2,3%; thức ăn tôm thẻ tăng 8,5%.

Theo các chuyên gia, nguyên liệu sản xuất thức ăn như bột cá, ngũ cốc, đậu tương, phụ gia, khô dầu chủ yếu phải nhập khẩu, chiếm 70 - 80%. Giá nguyên liệu tăng cao là do dịch Covid-19 tác động tới logistics toàn cầu, khiến cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đột ngột mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản với số lượng kỷ lục dẫn đến giá tăng trên quy mô toàn cầu ở mức độ bất thường. Các nguyên liệu của chúng ta thiếu lại là thế mạnh của nước Nam Mỹ và Bắc Mỹ như Mỹ, Argentina, Brazil, châu Âu, Nga.... những khu vực này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến việc giao thương và hệ thống logistics gần như tê liệt, trong đó điển hình là việc thiếu container.

Liên kết hạ giá thành sản phẩm

Hiện nay, trên cả nước có tổng số 121 cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất. Trong đó, có 58 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài gồm: 28 cơ sở chỉ sản xuất thức ăn cho cá, ếch; 12 cơ sở chỉ sản xuất thức ăn cho tôm; 18 cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm, cho cá, ếch. Công suất tối đa đạt khoảng khoảng 5,2 triệu tấn/năm. Có 63 cơ sở sản xuất có vốn đầu tư trong nước sản xuất thức ăn cho cá, ếch và 01 cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm. Công suất tối đa ước đạt 4,7 triệu tấn/năm. Ngoài ra cả nước còn có 63 cơ sở (20 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và 43 cơ sở trong nước) sản xuất nguyên liệu (bột cá, cám gạo, tấm, dầu gạo, bột mỳ, hỗn hợp khoáng, vitamin…) cung cấp thị trường.

Hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ổn định 1.300 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 450 nghìn ha, diện tích nuôi mặn, lợ 850 nghìn ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,75 triệu tấn (bằng 104,2% năm 2020). Trong đó, sản lượng cá tra 1,55 triệu tấn; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn và sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi khác như rô phi, cá biển....

Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức ăn tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Để giảm áp lực lên giá thành cũng như tăng cường sức cạnh tranh của ngành hàng này, ông Trần Đình Luân đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật là đơn vị được giao kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nguyên liệu nhập khẩu cần thống kê đầy đủ về giá thành nguyên liệu, thị trường nhập khẩu chính và tham mưu Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phương án, giải pháp đàm phán với các nước cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi để có nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn để ổn định sản xuất.

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các viện nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp khẩn trương nghiên cứu, tìm giải pháp công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ động sản xuất. Nghiên cứu giảm FCR và tăng khả năng tiêu hóa của các đối tượng thủy sản giúp giảm nhu cầu nguyên liệu đầu vào và bảo vệ môi trường.

Về phía các địa phương, cần quan tâm phát triển các mô hình liên kết chuỗi để giảm trung gian, giảm giá thành sản xuất. Tăng cường kiểm tra,kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất, lưu thông giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, trục lợi, ép giá, tung tin thất thiệt (nếu có).

Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp cần tích cực tham gia phát triển các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tiếp cận thị trường, giảm giá thành sản xuất. Về phía các doanh nghiệp, cần tích cực đồng hành, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng thủy sản, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD, tăng 16,98% so với năm 2019. Trong khi, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đạt 3,84 tỷ USD (tăng 3,75% so với năm 2019).
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá gas hôm nay 1/4: Trong nước giảm tới 62.000 đồng/bình; giá gas thế giới tăng

Giá gas hôm nay 1/4: Trong nước giảm tới 62.000 đồng/bình; giá gas thế giới tăng

Sau nhiều ngày trượt dốc, giá gas hôm nay 1/4 trên thị trường thế giới tăng tới 5,42% lên 2,218 USD/mmBTU; ở thị trường trong nước giá gas lại giảm sâu.
Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi; Giá kim loại, nông sản tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi; Giá kim loại, nông sản tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua, giá dầu phục hồi sau một thời gian giảm giá sâu; Giá kim loại và nông sản neo ở mức cao.
Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?

Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?

Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón tháng 5/2023 cho đến tháng 11/2023 và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?
Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3, giá dầu thô WTI tăng 1,92% lên 74,37 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,3% lên 78,6 USD/thùng, đạt mức cao nhất hơn 2 tuần.
Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 3/2023: Đảm bảo nguồn cung, giá cả hàng hoá thiết yếu

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 3/2023: Đảm bảo nguồn cung, giá cả hàng hoá thiết yếu

Tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 3/2023, các địa phương, hiệp hội kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả hàng hoá.

Tin cùng chuyên mục

Chiết khấu xăng dầu hiện có thời điểm lên đến 1.800-2.500 đồng/lít

Chiết khấu xăng dầu hiện có thời điểm lên đến 1.800-2.500 đồng/lít

Hiện tại, chiết khấu xăng dầu khu vực miền Bắc là 700-800 đồng/lít, miền Nam 1.000-1.100 đồng/lít, có thời điểm lên đến 1800-2500 đồng/lít, tuỳ mặt hàng.
Ngành thép nỗ lực vượt khó trước sức ép kép từ sản xuất và tiêu thụ

Ngành thép nỗ lực vượt khó trước sức ép kép từ sản xuất và tiêu thụ

Tình hình tiêu thụ sắt thép trong nước đối diện thách thức trong bối cảnh thị trường BĐS gặp khó, khi bài toán giá nguyên vật liệu đầu vào là mối lo ngại lớn.
Thị trường hàng hóa hôm nay 30/3: Giá dầu thô WTI giảm về 72,97 USD; Cà phê Arabica thấp nhất 2 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/3: Giá dầu thô WTI giảm về 72,97 USD; Cà phê Arabica thấp nhất 2 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/3, giá dầu thô WTI giảm 0,31% về 72,97 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,70% về 77,59 USD/thùng.
Giá gas hôm nay 30/3: Tháng 4 tới, giá trong nước khả năng giảm; giá thế giới lại giảm trở lại

Giá gas hôm nay 30/3: Tháng 4 tới, giá trong nước khả năng giảm; giá thế giới lại giảm trở lại

Giá gas hôm nay 30/3: Khí đốt tự nhiên tương lai của Mỹ đã giảm 2,66% xuống còn 1,976 USD/mmBTU. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2022 đến nay.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 13): Hợp đồng liên kỳ hạn và liên hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 13): Hợp đồng liên kỳ hạn và liên hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hai loại hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn.
Thị trường hàng hoá hôm nay 29/3: Giá dầu WTI tăng lên mức 73,2 USD/thùng; giá đậu tương tăng phiên thứ 3

Thị trường hàng hoá hôm nay 29/3: Giá dầu WTI tăng lên mức 73,2 USD/thùng; giá đậu tương tăng phiên thứ 3

Thị trường hàng hoá hôm nay 29/3, giá dầu WTI đã tăng 0.54% lên mức 73,2 USD/thùng, dầu Brent tăng 0,49% lên 78,14 USD/thùng.
Thị trường hàng hoá hôm nay 28/3: Giá dầu WTI tăng 5,13% lên 72,81 USD/thùng; Giá nông sản phục hồi

Thị trường hàng hoá hôm nay 28/3: Giá dầu WTI tăng 5,13% lên 72,81 USD/thùng; Giá nông sản phục hồi

Thị trường hàng hoá hôm nay 28/3, giá dầu thô WTI tăng 5,13% lên 72,81 USD/thùng, và giá dầu thô Brent tăng 4,25% lên 77,76 USD/thùng.
Giá gas hôm nay 28/3: Biến động lớn trên thị trường thế giới

Giá gas hôm nay 28/3: Biến động lớn trên thị trường thế giới

Giá gas hôm nay 28/3 đã giảm tới 5,28% xuống còn 2,099 USD/mmBTU. Dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu sẽ giảm 107,0 bcfd trong hai tuần tới.
Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (số 12): Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (số 12): Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và Hợp đồng quyền chọn là các loại hợp đồng phổ biến trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới.
Thị trường hàng hoá hôm nay 27/3: Giá dầu thô WTI tiến gần mốc 70 USD/thùng; Giá cà phê tăng 6%

Thị trường hàng hoá hôm nay 27/3: Giá dầu thô WTI tiến gần mốc 70 USD/thùng; Giá cà phê tăng 6%

Thị trường hàng hoá hôm nay 27/3, giá dầu WTI ghi nhận đà tăng 3,48% lên 69,26 USD/thùng, dầu Brent tăng 2,5% lên mức 74,59 USD/thùng.
Giá gas hôm nay 25/3: Tăng hơn 2%; những lo ngại về mất cân bằng cung - cầu

Giá gas hôm nay 25/3: Tăng hơn 2%; những lo ngại về mất cân bằng cung - cầu

Giá gas hôm nay 25/3 tăng 2,04% lên 2,198 USD/mmBTU. Dù giá khí đốt tự nhiên đã tăng trở lại nhưng vẫn có những quan ngại về mất cân bằng cung - cầu.
Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu giảm phiên cuối tuần; Giá kim loại tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu giảm phiên cuối tuần; Giá kim loại tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3 và nhìn lại tuần qua, giá dầu đã giảm sau 3 phiên tăng giá. Kim loại quý vẫn khẳng định vai trò trú ẩn với giá liên tục tăng.
Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3: Giá dầu thô quay đầu giảm hơn 1%; Gạo thô tăng 1,77% lên 17,560 cents/CWT

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3: Giá dầu thô quay đầu giảm hơn 1%; Gạo thô tăng 1,77% lên 17,560 cents/CWT

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3: Giá dầu WTI giảm 1,33% xuống 69,96 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,15% xuống 75,5 USD/thùng.
Ngành chăn nuôi và triển vọng khởi sắc sau 3 năm dịch bệnh

Ngành chăn nuôi và triển vọng khởi sắc sau 3 năm dịch bệnh

Bài toán chi phí đã luôn là gánh nặng đôi với ngành chăn nuôi nước ta, đặc biệt là kể từ sau đại dịch Covid-19.
Thị trường hàng hoá hôm nay 23/3: Giá dầu thô tiếp đà phục hồi; Giá Cà phê Arabica giảm 1,28%

Thị trường hàng hoá hôm nay 23/3: Giá dầu thô tiếp đà phục hồi; Giá Cà phê Arabica giảm 1,28%

Thị trường hàng hoá hôm nay 23/3, giá dầu thô WTI tăng 1,77% lên 70,90 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,80% lên 76,38 USD/thùng.
Giá gas hôm nay 23/3: Thị trường trong nước ổn định, thế giới sắc đỏ bao trùm

Giá gas hôm nay 23/3: Thị trường trong nước ổn định, thế giới sắc đỏ bao trùm

Giá gas hôm nay 23/3 trên thế giới tiếp tục giảm tới 3,92% so với hôm qua. Tuy nhiên, ở trong nước, thị trường khí đốt tự nhiên khá ổn định.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 11): Ký quỹ giao dịch

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 11): Ký quỹ giao dịch

Báo Công Thương sẽ cùng quý bạn đọc giải đáp các khái niệm liên quan tới ký quỹ, là yếu tố quyết định tới số vốn đầu tư trong giao dịch hàng hóa.
Thị trường hàng hoá hôm nay 22/3: Giá dầu phục hồi phiên thứ 2; cà phê Robusta tăng 2.13% lên 2112 USD/Tonnes

Thị trường hàng hoá hôm nay 22/3: Giá dầu phục hồi phiên thứ 2; cà phê Robusta tăng 2.13% lên 2112 USD/Tonnes

Thị trường hàng hoá hôm nay 22/3, giá dầu WTI tăng 2,73% lên sát ngưỡng 70 USD/thùng, dầu Brent tăng 2,07% lên 75,32 USD/thùng.
Thị trường hàng hoá hôm nay 21/3: Giá dầu phục hồi; Giá cà phê Arabica bật tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 21/3: Giá dầu phục hồi; Giá cà phê Arabica bật tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 21/3, giá dầu thô WTI tăng 1,33% lên 67,82 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,12% lên 73,79 USD/thùng.
Giá gas hôm nay 21/3: Tăng nhẹ trở lại, thúc đẩy nhu cầu cạnh tranh tại châu Âu

Giá gas hôm nay 21/3: Tăng nhẹ trở lại, thúc đẩy nhu cầu cạnh tranh tại châu Âu

Giá gas hôm nay 21/3 tăng 1,37% lên 2,37 USD/mmBTU, tuy nhiên so với tháng 8/2022 thì giá khí đốt hiện đã giảm 81%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động