Giá mít Thái hôm nay ngày 15/8
Theo thông tin từ các vựa mít ở đồng bằng sông Cửu Long, giá mít Thái hôm nay 15/8 tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Theo dự đoán của các vựa thu mua và thương lái, giá mít Thái có thể sẽ tăng tiếp cho đến tháng 10 âm lịch. Giá mít tăng do nguồn hàng khan hiếm trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng trở lại.
Giá mít Thái tăng cao do nguồn hàng khan hiếm |
Cụ thể, các vựa mít lớn ở tỉnh Tiền Giang báo giá như sau: Mít Nhất 47.000 đồng/kg, mít Kem lớn 45.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 35.000 đồng/kg, mít kem loại 3 từ 15.000 đồng/kg.
Còn một số thương lái vào vườn mua mít ở Tiền Giang mua mít Nhất với giá từ 45.000 đồng/kg, mít Kem lớn 43.0000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 33.000 đồng/kg, mít Kem loại ba từ 13.000 đồng/kg.
Tại một số địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay cũng tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, mít Nhất với giá 46.000 đồng/kg, mít Kem lớn 44.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 34.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 từ 14.000 đồng/kg.
Các thương lái vào vườn mua mít Nhất 44.000 đồng/kg, mít Kem lớn 42.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 32.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 từ 12.000 đồng/kg.
Giá mít Thái ngày 14/8
Giá mít Thái ngày 14/8 theo ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long không có sự thay đổi mới, tiếp tục ổn định như ngày hôm qua. Mặc dù đi ngang nhưng giá mít Thái hiện tại đang ở mức cao.
Tại Tiền Giang, giá mít Thái hiện tại được các vựa thu báo giá như sau: Giá mít Nhất 46.000 đồng/kg, giá mít kem lớn ở mức 44.000 đồng/kg, mít kem nhỏ 34.000 đồng/kg, mít kem loại ba có giá 14.000 đồng/kg. Còn đối với thương lái vào vườn mua loại mít Nhất ở mức 44.000 đồng/kg, mít Kem lớn là 42.000 đồng/kg, mít kem nhỏ là 32.000 đồng/kg, mít kem ba ở mức 12.000 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh thành khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, An Giang, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long… giá mít Thái cũng ổn định. Giá mít Nhất có giá 45.000 đồng/kg, mít Kem lớn có giá mức 43.0000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 33.000 đồng/kg, mít kem ba là 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, các thương lái mua tại vườn các loại mít rẻ hơn mức giá trên 2.000 đồng/kg.
Giá mít Thái ngày 13/8
Sau 2 ngày giá mít tăng nhẹ, giá mít Thái ngày 13/8 lại đi ngang. Dù vậy, thị trường mít Thái vẫn sôi động do mức giá khá có lợi cho người dân. Giá mít Thái hôm nay tại các vựa ở Tiền Giang được báo giá như sau: mít Nhất 46.000 đồng/kg, mít Kem lớn 44.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 34.000 đồng/kg, mít kem loại 3 từ 14.000 đồng/kg.
Còn các thương lái vào vườn ở các địa phương Tiền Giang mua mít Nhất với giá từ 44.000 đồng/kg, mít Kem lớn 42.0000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 32.000 đồng/kg, mít Kem loại ba từ 12.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ, đa số các vựa mít báo giá thu mua mít Nhất với giá 45.000 đồng/kg, mít Kem lớn 43.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 33.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 từ 13.000 đồng/kg.
Trường hợp thương lái vào vườn mua mít Nhất 43.000 đồng/kg, mít Kem lớn 41.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 31.000 đồng/kg, mít Kem loại 3 từ 11.000 đồng/kg.
Cách khắc phục bệnh xơ đen trên cây mít Thái
Giống mít Thái Lan thường hay bị xơ đen so với các giống mít ta, da trái không bóng, hình dạng bên ngoài vẫn phát triển bình thường. Trên cùng một cây có thể có trái bệnh, trái không bệnh. Bên trong khi bổ quả mít ra thường thấy hiện tượng trái bị đen toàn bộ phần múi và xơ mít nhưng không có các mụt nổi; phân biệt với triệu chứng bị rỉ sắt gây hại nhưng có các mụt lốm đốm nổi cộm rõ rệt.
Nguyên nhân do vi khuẩn tấn công gây hại; tấn công mạnh ở những vườn thoát nước kém, do mưa quá nhiều khiến canxi trong đất bị hao hụt cộng với việc bón dư đạm, sử dụng các loại phân bón có thành phần Magie cao, các chất kích thích tăng trưởng thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Để khắc phục tình trạng này, trước khi cây ra hoa và trong thời gian ra hoa, cần bổ sung canxi cho mít. Loại canxi tốt nhất là canxi dạng nước, phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần đến khi thu hoạch.
Đồng thời, hạn chế bón các loại phân bón có chứa thành phần Magie cao (hoặc phân bón lá có thành phần Magie cao, các chất kích thích tăng trưởng) trong giai đoạn trái phát triển kích thước. Bón cân đối các thành phần N-P-K , tăng lượng sử dụng Kali (nên sử dụng phân Kali Sulphate_K2SO4 thay thế cho Kali clorua). Có thể kết hợp bón gốc và phun xịt trên lá trái.
Chú ý thoát nước tốt, kiểm soát ẩm độ đất. Bổ sung các chủng nấm đối kháng Trichodermar, Mhicoriza… Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước khi bệnh xuất hiện (phun phòng khi trái bắt đầu phát triển mạnh) bằng các thuốc gốc đồng như: Metalaxyl + Mancozeb (Ridomyl Gold 68WG), Fosetyl Aluminium (Aliette 800WG)…, thuốc kháng sinh để phòng trừ vi khuẩn Validacin, Kasugamycin, Ningnamycin, Streptomycin, Polyoxin, Gentamycin…phun trực tiếp lên toàn bộ cây và trái (có thể tưới xuống gốc) định kỳ 2-3 lần/vụ trái.