Theo ghi nhận từ các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, giá mít Thái hôm nay ngày 2/8 tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg so với hôm qua. Như vậy, đúng như dự đoán, giá mít tăng dần theo thời gian và kéo dài đến hết mùa nghịch.
Tại Tiền Giang, các vựa báo giá mít Nhất 33.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua), mít Nhì 32.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng/kg), mít Kem lớn 32.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng/kg), mít Kem nhỏ 22.000 đồng/kg (không thay đổi so với ngày trước đó), mít Kem loại ba là 11.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg).
Giá mít Thái rục rịch tăng theo dự báo |
Còn thương lái vào vườn ở khu vực tỉnh Tiền Giang báo giá mít Nhất từ 31.000 đồng/kg, mít Nhì 30.000 đồng/kg, mít Kem lớn 30.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 20.000 đồng/kg, mít Kem loại ba 9.000 đồng/kg.
Cùng đó, tại tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay 2/8 cũng tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg.
Đa số các vựa ở những địa phương nói trên cho hay, mua với mít Nhất với giá từ 32.000 đồng/kg, mít Nhì 31.000 đồng/kg, mít Kem lớn 31.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 21.000 đồng/kg, mít Kem loại ba là 10.000 đồng/kg.
Thương lái vào vườn mua mít Nhất với giá từ 30.000 đồng/kg, mít Nhì từ 29.000 đồng/kg, mít Kem lớn từ 29.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 19.000 đồng/kg, mít Kem loại ba là 8.000 đồng/kg.
Niềm vui giá tăng không khỏa lấp được nỗi lo của người trồng khi nhiều vườn có mít sắp thu hoạch lại xảy ra tình trạng mít nứt trái mặc dù chưa chín tới gây thiệt hại cho bà con.
Theo một số thương lái thu mua mít, từ nay đến cuối năm giá mít Thái có thể vẫn giữ ở mức cao do lượng cung ít nhưng nhu cầu cao. Do vậy, nông dân tích cực thâm canh để có nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường.
Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già.
Hiện tại đang rơi vào những tháng mưa nhiều nên tình hình dịch bệnh ở cây mít Thái cũng diễn ra phức tạp và dễ lây lan. Do đó, người dân cần thường xuyên thăm nom vườn mít để kịp thời phát hiện và giải quyết bệnh sớm.
Người dân trồng mít Thái cần tập trung quét vôi cho cây mít Thái để chống nấm khuẩn, thối mầu, hư cuống trái mít. Vào mùa mưa, nấm khuẩn sẽ dễ lây lan, khiến trái mít dễ bị hư hại và cắt bỏ, không thu hoạch được. Người dân cần phun thuốc trị nấm kết hợp với quét vôi định kỳ hằng tuần hoặc vài tuần 1 lần và kết hợp cắt bỏ nhánh, hạ mực nước cho vườn thông thoáng...