Tại An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 6.600 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; OM 9577 6.800 đồng/kg, tăng 250 đồng/kg; OM 9582 6.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; Đài thơm 8 7.000 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; OM 6976 6.800 đồng/kg, tăng 250 đồng/kg; lúa Jasmine 6.800 đồng/kg; OM 5451 6.800 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg. Như vậy, chỉ trong vòng 2 ngày nay, giá lúa đã tăng 400 đồng/kg.
Riêng mặt hàng lúa nếp tiếp tục giảm tại Long An, giá nếp tươi ở mức 6.100 đồng/kg, trong khi đó, tại An Giang giá nếp chỉ dao động ở mức 5.500 - 5.600 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo hôm nay cũng tiếp tục tăng trở lại. Cụ thể, gạo nguyên liệu NL IR 504 ở mức 9.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo NL OM 5451 ở mức 9.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 9.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; giá gạo thành phẩm xuất khẩu TP IR 504 ở mức 10.650 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo về ổn định. Các doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đây đẩy mạnh thu mua trong khi nguồn cung hạn chế khiến giá lúa gạo liên tục được đẩy lên cao.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 493-497 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp, giá gạo tăng trong thời gian gần đây là do chất lượng gạo của Việt Nam đạt tiêu chuẩn. Các mô hình sản xuất GAP đã đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe đặt ra của các đối tác ngoài nước. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp chú trọng, đầu tư và sự kết nối, hợp tác chặt với các đối tác đã thể hiện qua các đơn hàng xuất khẩu với giá cao.