Giá lúa gạo hôm nay 23/8 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với một số loại lúa. Cụ thể, giá lúa nếp tươi Long An tăng 200 đồng/kg lên mức 6.300 – 6.500 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá không có biến động. Theo đó, lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm không có biến động. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.000 – 8.050 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 – 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay điều chỉnh tăng với lúa nếp |
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Như vậy, hiện gạo 5% tấm của Việt Nam đang thấp hơn 20-27 USD/tấn so với gạo Thái Lan nhưng cao hơn so với giá gạo Ấn Độ do chất lượng của vụ thu hoạch bị ảnh hưởng bởi mưa. Tuy nhiên, giá gạo được cho là khó có khả năng giảm thêm vì nhu cầu toàn cầu vẫn mạnh, trong khi nguồn cung từ vụ thu hoạch Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm, một thương nhân cho biết.
7 tháng đầu năm 2022, nhu cầu thế giới tăng song giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt bình quân 489 USD/tấn. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các lô hàng xuất khẩu sang các thị trường châu Á và châu Phi, còn tại các thị trường EU, Mỹ dù khối lượng không nhiều nhưng giá vẫn tương đối tốt và có xu hướng tăng.
Theo các doanh nghiệp, các nước châu Á và châu Phi bị hấp dẫn bởi giá cả, trong khi tại Mỹ và châu Âu người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng và sẵn sàng chi trả cao hơn miễn là sản phẩm tốt.
Chủng loại lúa/gạo | Đơn vị tính | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng/giảm so với hôm qua (đồng) |
Đài thơm 8 | kg | 5.800 – 6.000 | - |
OM 18 | Kg | 5.800 – 6.000 | - |
Nàng hoa 9 | Kg | 5.600 – 5.800 | - |
IR 504 | Kg | 5.300 – 5.450 | - |
OM 5451 | Kg | 5.500 – 5.600 | - |
Nếp An Giang (tươi) | Kg | 5.900 – 6.100 | - |
Nếp Long An (tươi) | Kg | 6.300 – 6.500 | + 200 |
Nếp An Giang (khô) | Kg | 7.500 – 7.600 | - |
Gạo nguyên liệu IR 504 | Kg | 8.000 – 8.050 | - |
Gạo thành phẩm IR 504 | Kg | 8.650 – 8.700 | - |
Tấm khô IR 504 | kg | 8.400 | - |
Cám khô IR 504 | kg | 8.150 – 8.250 | - |