Giá lúa gạo hôm nay 15/6: Giá lúa tăng 100 đồng/kg Giá lúa gạo hôm nay 16/6: Giá lúa Hè thu tăng 100 – 200 đồng/kg Giá lúa gạo hôm nay 17/6: Giá gạo duy trì ở mức 8.400 – 8.850 đồng/kg |
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định trong phiên đầu tuần. Cụ thể, tại An Giang, lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 5.500 – 5.700 đồng/kg; Đài thơm 8 5.600 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 5451 5.650 – 5.700 đồng/kg; nếp Long An 7.700 đồng/kg; lúa tươi OM 18 5.800 – 5.900 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.400 - 8.450 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.850 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá không có biến động. Cụ thể, giá tấm IR 504 ở mức 8.600 đồng/kg, giá cám khô 8.900 – 9.100 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay đi ngang tại thị trường trong nước |
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định và ở mức khá lạc quan. Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn và gạo 100% tấm ổn định ở mức 378 USD/tấn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu đều rất phấn khởi trước việc Philippines hạ thuế nhập khẩu gạo trong thời điểm hiện nay và tin tưởng hành động này sẽ tạo điều kiện cho thị trường thế giới thêm sôi động
Nhìn lại diễn biến giá cả năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, trong khi nhiều nông sản sụt giảm xuất khẩu trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Đặc biệt, nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng cao khi nhiều quốc gia tăng dự trữ, tăng nhập khẩu. Nhờ những thuận lợi từ thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng sản lượng và giá xuất khẩu gạo.
Dù giá gạo 5 tháng qua sụt giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng các doanh nghiệp trong ngành khẳng định là không quá lo, bởi việc tăng giảm ở biên độ như vậy là diễn biến bình thường của thị trường. Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng ổn định của các lô hàng xuất khẩu để giữ uy tín với các đối tác nhập khẩu.