Thứ sáu 09/05/2025 18:22

Gia Lai: 4 trạm quan trắc hư hỏng, ai chịu trách nhiệm?

4 trạm quan trắc môi trường nước và không khí tự động liên tục ở Gia Lai đã bị hư hỏng, lỗi thiết bị khi đang thử nghiệm, hết bảo hành...

Đây là những trạm quan trắc được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường ở các khu vực có mật độ dân cư, giao thông và hoạt động sản xuất cao.

Ngày 6/5, theo nguồn tin của Báo Công Thương, Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Gia Lai vừa báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về tình trạng 4 trạm quan trắc môi trường nước và không khí tự động liên tục bị hư hỏng, lỗi thiết bị khi đang thử nghiệm, hết bảo hành.

Theo Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Gia Lai, các trạm quan trắc có chức năng cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước để giúp chính quyền quản lý, xây dựng các khu dân cư; cũng như cung cấp thông tin cho cộng đồng dân cư, các tổ chức doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi lắp đặt và vận hành thử nghiệm, các trạm quan trắc này gặp nhiều vấn đề như: Hệ thống lấy mẫu không phù hợp, hay gặp sự cố, không vận hành liên tục; Máy bơm lấy mẫu hỏng hoàn toàn; Hệ thống lưu điện UPS cháy, hư hỏng hoàn toàn chưa được nhà thầu cung cấp thiết bị khắc phục; Hệ thống của máy phân tích chỉ tiêu Fe và NO3- không đảm bảo dẫn đến không thể kiểm định/ hiệu chuẩn; Hệ thống của máy phân tích chỉ tiêu NH4+; NO3- và Fe không đảm bảo dẫn đến không thể kiểm định/ hiệu chuẩn; Đèn phân tích khí SO2 của máy APSA-370 hết thời gian sử dụng; Máy BTEX lỗi áp suất không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Gia Lai

Đáng chú ý, Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai từng khẳng định việc đầu tư nâng cấp các trạm quan trắc là "hết sức cần thiết" và đề xuất cấp kinh phí hơn 112 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2022, sau khi nhà thầu chuyển số trang thiết bị đến bàn giao thì Sở Tài nguyên và Môi trường lại thông báo chưa thể lắp đặt do các vị trí từng được đề xuất có mật độ dân cư, giao thông, phát thải khí không lớn nên "chưa thật sự cần thiết" phải theo dõi, quan trắc. Thậm chí, Sở này còn cho lập đoàn khảo sát lại các vị trí dự kiến lắp đặt các trạm quan trắc và đề xuất không lắp đặt trạm quan trắc tại hầu hết các huyện.

Vậy là, hàng trăm tỉ đồng của ngân sách nhà nước đã được chi ra để mua sắm các trang thiết bị quan trắc môi trường nhưng chỉ mới đưa vào hoạt động thử nghiệm trong thời gian ngắn đã trục trặc, hư hỏng và có khả năng lại phải nằm đắp chiếu đợi sửa chữa. Đây là một sự lãng phí tiền ngân sách nghiêm trọng, khiến cho công tác quản lý, giám sát môi trường ở tỉnh Gia Lai gặp nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả.

Đối diện với tình trạng này, cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai cần phải vào cuộc làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Cần xem xét lại quy trình khảo sát, lập dự toán, xét duyệt và thực hiện dự án để tìm ra những sai sót và khắc phục kịp thời.

Số trang thiết bị quan trắc môi trường tiền tỷ nằm trong thùng carton, thùng gỗ, chưa bóc tem

Trước đó, Báo Công Thương đã có bài viết phản ánh về việc các thiết bị quan trắc môi trường gần 122 tỷ đồng ở Gia Lai có nguy cơ bị “đắp chiếu”. Nguyên nhân do hầu hết các vị trí dự kiến có thể lắp đặt Trạm quan trắc không khí và nước tự động, liên tục tại các huyện Kông Chro, Đak Pơ, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Pưh, Ia Pa, Phú Thiện... đều không phù hợp với Quyết định 254 của UBND tỉnh Gia Lai và không nằm trong quy hoạch theo Quyết định 568 về việc điều chỉnh, bổ sung mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020.

Số thiết bị quan trắc môi trường dùng để đo cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước thuộc dự án “Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai” được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai phê duyệt, có tổng giá trị lên đến gần 122 tỷ đồng do phía nhà thầu Liên danh MP-UTTC-PL cung cấp.

Phúc Lâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp