Thứ sáu 18/04/2025 21:50

Giá hạt tiêu vẫn ở mức thấp do dư cung và ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19

Cùng với áp lực dư cung, thị trường hạt tiêu toàn cầu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid- 19, trong đó có Mỹ và châu Âu sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh gây khó khăn cho ngành tiêu trong nước.    

Theo số liệu Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3/2020 ước đạt 33 nghìn tấn, với giá trị đạt 70 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2020 đạt 74 nghìn tấn và 163 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm 2020, 5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Mianma và Đức, chiếm tỷ trọng 45,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam. Đáng chú ý, thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất là Mianma (tăng gấp 6,6 lần so với cùng kỳ 2019). Giá tiêu xuất khẩu bình quân 2 tháng năm 2020 đạt 2.305 USD/tấn, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá hạt tiêu vẫn ở mức thấp do áp lực dư cung và dịch Covid- 19

Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu của thi trường này đạt 6.599 tấn, trị giá 19,24 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn tăng từ 57,7% trong 2 tháng đầu năm 2019, lên 63% trong 2 tháng đầu năm 2020.

Về giá hạt tiêu, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, trong những ngày đầu tháng 4/2020, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa vẫn ở mức thấp. Ngày 8/4/2020, giá hạt tiêu tại huyện Chư Sê của tỉnh Gia Lai tăng 2,9% so với ngày 31/3/2020, đạt 35.500 đồng/kg; giá tại tỉnh Đồng Nai tăng 1,4%; trong khi giá tại các khu vực còn lại ổn định. Giá hạt tiêu trắng ở mức 57.000 đồng/kg, tăng 1,7% so với cuối tháng 3/2020, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 71.000 đồng/ kg cùng kỳ năm 2019. Hiện đang trong vụ thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá bán vẫn đang ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.

Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Hiện sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, một lượng ít hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối... Cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Dự báo thời gian tới, thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid- 19. Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới, sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu toàn cầu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Về dài hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo vẫn chịu áp lực dư cung.

Trong khi đó, nguồn cung về diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 - 2,5%/năm. Vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn, tồn kho năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn, do đó nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.

“Trong bối cảnh dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu nội địa cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới”, Cục Xuất Nhập khẩu khuyến nghị.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?