Thứ sáu 18/04/2025 14:45

Gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ra thông báo về việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu nhằm tiếp tục ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước sau khi có kết luận rà soát của cơ quan điều tra.      

Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam; ngày 22/8/2019, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Quyết định số 2605/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 16/3/2020, Cơ quan điều tra đã hoàn thành Kết luận rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Theo đó, ngày 20/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 918/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế cụ thể như sau:

Thời gian

Phôi thép

Thép dài

Từ ngày 22/3/2020 đến ngày 21/3/2021

15,3%

9,4%

Từ ngày 22/3/2021 đến ngày 21/3/2022

13,3%

7,9%

Từ ngày 22/3/2022 đến ngày 21/3/2023

11,3%

6,4%

Từ ngày 22/3/2023 trở đi

0%

(nếu không gia hạn)

0%

(nếu không gia hạn)

Theo Cục Phòng vệ thương mại, căn cứ Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới, biện pháp tự vệ có thể được gia hạn nếu cơ quan điều tra xác định việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và ngành sản xuất trong nước đang có những điều chỉnh theo kế hoạch.

Đồng thời, căn cứ quy định của Luật Quản lý ngoại thương, sau khi có yêu cầu rà soát của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát và đánh giá tác động của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, những điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng, khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ, tác động của biện pháp tự vệ đến các ngành sản xuất khác nếu được gia hạn.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Công Thương xác định việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu là cần thiết để tiếp tục ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và đảm bảo hiệu quả của biện pháp, giúp ngành sản xuất trong nước có thêm thời gian cần thiết để điều chỉnh.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?