Giá gas hôm nay 23/2: Tiếp tục đỏ sàn, chưa có dấu hiệu phục hồi Giá gas hôm nay 24/2: Quay đầu tăng sau 5 ngày liên tiếp trượt dốc |
Hợp đồng kỳ hạn khí đốt tự nhiên tăng nhẹ khi cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng Freeport LNG được hoạt động trở lại; cùng với đó là mô hình dự báo thời tiết về đợt lạnh lớn trong tháng 3 có thể hỗ trợ thị trường này.
Giá gas hôm nay 25/2 tăng 0,78% so với phiên trước |
Hợp đồng kỳ hạn khí đốt tự nhiên đã tăng lên vào phiên giao dịch thứ Tư (ngày 22/2). Các nhà dự báo CPC cho hay, nhiệt độ nghiêng về phía dưới mức bình thường có thể sắp xảy ra ở phía Đông vùng Ngũ Đại Hồ qua các vùng của New England, mặc dù xác suất thấp hơn do một số mô hình cho thấy nhiệt độ trên mức bình thường tiến về phía Bắc.
Tại Mỹ, vừa qua các cơ quan quản lý liên bang đã phê duyệt việc khởi động lại một phần hoạt động thương mại tại nhà máy ở Texas sau khi ngừng hoạt động kéo dài hơn 8 tháng. Sự cố ngừng hoạt động của nhà máy Freeport LNG đã làm giảm lượng xuất khẩu LNG của Mỹ vốn đã tăng đều đặn trong nhiều năm và ảnh hưởng mạnh đến châu Âu trong bối cảnh Nga cắt nguồn cung khí đốt cho lục địa này để đáp trả các lệnh trừng phạt đối với Moscow sau xung đột tại Ukraine.
Thời gian qua, giá khí đốt của Mỹ đã giảm hơn 50% và tiếp tục xu hướng giảm do nhu cầu sưởi ấm ít hơn cũng như tăng sản xuất và lưu trữ. Mặc dù giá châu Âu đã giảm xuống khoảng 53 USD/MWh từ mức cao nhất hơn 360 USD vào tháng 8 năm ngoái nhưng chúng vẫn ở trên mức trung bình lịch sử.
Điều đó có nghĩa, các chính phủ châu Âu phải đối mặt với một hóa đơn khổng lồ khác để bổ sung kho dự trữ trước khi nhu cầu cao điểm vào mùa đông.
Để ngăn chặn sự biến động của thị trường và bảo vệ khỏi tình trạng thiếu hụt, họ sẽ phải lặp lại hoạt động hàng năm cho đến khi lục địa này phát triển được một giải pháp thay thế lâu dài hơn cho đường ống dẫn khí đốt của Nga mà nó phụ thuộc vào trong nhiều thập kỷ.
Thời gian qua, giá khí đốt của Mỹ đã giảm hơn 50% và tiếp tục xu hướng giảm |
Còn theo viện kinh tế DIW tại Đức, Đức hiện nay khó có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông tới nên chính phủ nước này đã tạm dừng việc chuyển đổi các kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng nổi sang các kho cảng cố định. Trong kịch bản xấu, Đức vẫn sẽ đủ nguồn cung khoảng 87 tỷ mét khối (bcm) trong năm nay nếu nhu cầu duy trì ở mức thấp hơn 12% so với mức trung bình của giai đoạn 2018 đến 2021.
Với các kho cảng LNG ở Bỉ và Hà Lan cũng như các cơ sở nổi ở Đức, quốc gia này có đủ năng lực nhập khẩu LNG để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Đức. Đặc biệt, Đức có thể sẵn sàng chi trả cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới để đảm bảo nguồn cung về khí đốt.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã tăng. Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.