Giá gas hôm nay 21/2: Tiếp đà đi xuống hơn 1% Giá gas hôm nay 22/2: "Đỏ rực" ngày thứ tư liên tiếp, vì sao? |
Sở dĩ giá gas hôm nay tiếp đà giảm do nhu cầu sưởi ấm ít hơn cũng như sự gia tăng sản xuất và lưu trữ.
Hiện, Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Mỹ (FERC) đã phê duyệt việc khởi động lại 1/2 trong số 3 đơn vị hóa lỏng khí, hai bể chứa và một bến tàu chở dầu duy nhất. Tuy phải mất một thời gian nữa thì nhà máy mới hoạt động lại hết công suất, nhưng động thái này đã cho thấy nhiều khả năng về sự gia tăng sản xuất thời gian tới.
Vào rạng sáng ngày 23/2 giá gas tiếp tục giảm 1,06% |
Cũng phải nhắc lại, sự cố ngừng hoạt động vào mùa hè năm ngoái đã khiến giá LNG tăng vọt, với giá hợp đồng kỳ hạn ở châu Âu đạt 60 USD/mmBTU vào tháng 7 khi người mua ngưng sử dụng khí đốt của Nga sau cuộc xung đột của nước này với Ukraine.
Trong một diễn biến mới đây, các đối tác trong lĩnh vực khí đốt Leviathan ở phía đông Địa Trung Hải đã phê duyệt khoản chi gần 100 triệu USD để chuẩn bị cho việc mở rộng bao gồm một nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng nổi ngoài khơi Israel. Ông Yigal Landau - Giám đốc điều hành của Ratio Energies - cho biết: Kế hoạch phát triển sẽ cho phép tăng đáng kể sản lượng lên 21 tỷ mét khối khí đốt một năm.
Hiện tại, châu Âu được cung cấp đầy đủ khí đốt, với dòng chảy từ Na Uy phục hồi sau những lần ngừng hoạt động gần đây và khối lượng cao hơn từ Nga được cung cấp bởi các đường ống dẫn qua Ukraine.
Giá khí đốt TTF chuẩn của Hà Lan đã xuống 48,775 euro (51,95 USD)/MWh. Giá khí đốt loại này thấp hơn 800% so với mức cao kỷ lục đạt được ngay sau khi xung đột giữa Nga – nước cung cấp khí đốt chủ chốt của châu Âu và Ukraine bùng phát gần một năm trước.
Việc thị trường tiêu thụ khí đốt lớn khác là Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách "Zero Covid" vào thời điểm đó cũng giúp châu Âu bớt căng thẳng trong việc cạnh tranh tìm kiếm nguồn cung. Trung Quốc sau đó đã dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch vào tháng 12/2022, nhưng động thái đó vẫn chưa thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt của nước này.
Vẫn có dự báo về giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Âu có thể tăng |
Vẫn có dự báo về giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Âu có thể tăng, do khả năng có một đợt lạnh giá vào cuối mùa Đông, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần 18 tháng qua.
Công ty Maxar Technologies Inc., dự báo thời tiết sẽ lạnh hơn so với trước đó, với các hiện tượng bất thường dưới mức bình thường phổ biến hơn hiện đang xuất hiện ở phương Tây.
Cho đến nay, châu Âu đã vượt qua được mùa Đông mà không bị cắt giảm năng lượng hoặc mất điện, nhưng đợt lạnh giá đang rình rập là một lời nhắc nhở rằng mùa Đông vẫn còn một tháng nữa mới kết thúc.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã tăng. Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.