Giá dầu tăng vọt trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu lớn Giá dầu biến động ra sao trước bất ổn tại Trung Đông? |
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 20 cent, tương đương 0,2%, xuống 81,70 USD/thùng vào lúc 06:51 GMT. Hợp đồng tương lai dầu thô trung cấp West Texas (WTI) của Mỹ cũng giảm 29 cent, tương đương 0,4%, xuống 77,28 USD. Như vậy, cả hai loại dầu đều giảm hơn 1% vào thứ Tư.
Thông tin từ biên bản cuộc họp chính sách cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố vào ngày 22/5 cho thấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kiểm soát giảm lạm phát.
Biên bản này nhấn mạnh việc tiếp tục giữ nguyên lãi suất chính sách hiện tại, nhưng cũng đề cập đến thảo luận về khả năng tăng thêm lãi suất. Trong tương lai gần, có sự quan tâm và xem xét về việc nâng cao lãi suất để kiểm soát hoặc giảm lạm phát, đồng thời đảm bảo ổn định tài chính kinh tế.
Biên bản cuộc họp của FED cho biết, nếu nguy cơ xảy ra các vấn đề do lạm phát ngày càng cao hơn, nhiều người tham gia cuộc họp sẽ sẵn sàng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình, miễn là những biện pháp này cần thiết và hợp lý trong tình hình đó.
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Esso của Pháp vào ban đêm ở Fos-sur-Mer, Pháp (Ảnh: Reuters) |
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay, cạn kiệt nguồn vốn. Điều này có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu mỏ ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết rằng, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng thêm 1,8 triệu thùng vào tuần qua, trong khi ban đầu dự kiến sẽ giảm 2,5 triệu thùng. Điều này đang gây áp lực lên thị trường khi nhu cầu lọc dầu giảm và nguồn cung dồi dào.
Các nhà phân tích của Citi cho biết trong một báo cáo: "Sự yếu đi của thị trường gần đây do các dữ liệu không khả quan, bao gồm sự tăng tồn kho dầu, nhu cầu giảm, biên lợi nhuận của nhà máy lọc dầu suy giảm và nguy cơ cắt giảm hoạt động tăng cao".
Bộ Năng lượng Nga thông báo họ vượt quá mức sản xuất OPEC+ trong tháng 4 vì "vấn đề kỹ thuật" và sẽ sớm trình lên Ban thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kế hoạch bù đắp cho sai sót này.
Citi cho biết, họ tiếp tục kỳ vọng rằng OPEC+, tổ chức bao gồm OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu, sẽ tiếp tục giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng đến quý 3 năm nay, khi nhóm họp vào ngày 1/6.
Đồng thời, Citi cũng dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 86 USD/thùng trong quý 2 năm 2024.
Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần vừa kết thúc ở mức tăng 1,82 triệu thùng, trái ngược với dự báo của thị trường và thấp hơn một chút so với mức công bố tăng 2,48 triệu thùng của Viện dầu khí Mỹ API. Tuy nhiên, tồn kho xăng giảm gần 1 triệu thùng/ngày.
Bất chấp xuất khẩu và tỷ lệ lọc dầu cao hơn cùng với sản lượng ổn định, tồn kho dầu thô vẫn tăng khi số liệu điều chỉnh của EIA, theo dõi lượng dầu thô chưa được tính toán, đã tăng lên 1,4 triệu thùng vào tuần trước, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11.
Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm 676.000 thùng/ngày, với khối lượng từ Mexico chạm mức thấp kỷ lục 184.000 thùng/ngày. Các dữ liệu cho thấy thị trường bắt đầu tiêu thụ nhiều xăng hơn khi đang dần bước vào mùa tiêu thụ cao điểm. Tuy nhiên, tồn kho dầu vẫn cao và nhập khẩu suy giảm phản ánh nhu cầu này vẫn còn khá hạn chế, từ đó gây áp lực cho giá dầu trong phiên.
Thị trường dầu thô vật chất đang ghi nhận một số tín hiệu suy yếu. Chênh lệch giá giữa hợp đồng tháng đầu tiên của Brent so với hợp đồng tháng thứ hai, được gọi là trạng thái bù hoãn bán, đang gần mức thấp nhất kể từ tháng Giêng đầu năm.
Mặt khác, về yếu tố vĩ mô, biên bản cuộc họp lãi suất tháng 5 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được công bố vào ngày 23/5 cũng đã góp phần gây sức ép cho giá dầu.