Thắt chặt nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu biến động Giá cà phê Arabica đạt mức cao mới khi xuất khẩu toàn cầu giảm Lo ngại tình trạng hạn hán khiến giá cà phê xuất khẩu tăng |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau tuần tăng giá rất mạnh trước đó, giá cà phê ghi nhận tín hiệu suy yếu nhẹ vào đầu tuần này, chủ yếu do lực bán kỹ thuật. Cụ thể, giá Arabica giảm 0,66% sau khi chạm mức cao nhất 1 năm rưỡi, giá Robusta giảm không đáng kể 0,05% từ mức đỉnh lịch sử 30 năm. Tính đến 2/4, vị thế mua ròng cà phê Arabica đã ở mức 43.059 hợp đồng, cao nhất trong 2 năm.
Kế thúc ngày 8/4, trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2024 giảm 2 USD/tấn, ở mức 3.742 USD/tấn; giao tháng 7/2024 tăng 4 USD/tấn, ở mức 3.683 USD/tấn.
Trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2024 giảm 1,4 cent/lb, ở mức 211,1 cent/lb; giao tháng 7/2024 giảm 1,55 cent/lb, ở mức 209,45 cent/lb.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2/2024 đã tăng 9,56% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,43 triệu bao (60 kg/bao). Lũy kế 5 tháng đầu niên vụ 2023/2024, xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 50,82 triệu bao.
Sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2024/2025 ước tính sẽ giảm so với niên vụ 2023/2024, đạt khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn |
Ngoài ra, Chính phủ Brazil công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê xanh của nước này trong tháng 3/2024 tăng 27,37% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 3,47 triệu bao.
Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia Colombia cũng cho biết sản lượng cà phê của nước này trong tháng 3/2024 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67.000 bao. Lũy kế 6 tháng đầu niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Colombia tăng 14,6% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt tổng cộng 6,44 triệu bao.
Qua đó, xuất khẩu cà phê của Colombia trong 6 tháng đầu niên vụ 2023/2024 đã tăng 2,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt hơn 6 triệu bao.
Trong khi đó, xét về mặt nguồn cung, MXV nhận định, giá cà phê vẫn còn dư địa lấy lại đà tăng ngay trong một vài phiên sắp tới. Số liệu cập nhật đến hết ngày 5/4, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US giảm 14.755 bao, trong bối cảnh đà phục hồi từ mức thấp nhất 24 năm bắt đầu chậm dần. Mức tồn kho hiện tại vẫn giảm 20% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp trong lịch sử.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (8/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng mạnh 1.200 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước lên mức cao chưa từng có, dao động quanh mốc 104.000 – 104.500 đồng/kg. Giá cà phê nguyên liệu tăng gấp đôi chỉ trong mấy tháng gần đây, khiến doanh nghiệp trở tay không kịp khi càng bán càng lỗ.
Thị trường diễn biến trái chiều. Arabica giảm sau quãng thời gian tăng mạnh trước đó. Còn Robusta dứt đà lao dốc, phục hồi ở mốc giao hàng tháng 7/2024.
Ghi nhận trong nước, đầu tháng 4/2024, các tỉnh Tây Nguyên đang vào giai đoạn cao điểm mùa khô, dự báo hạn hán năm nay khốc liệt hơn mọi năm. Mực nước và lưu lượng trên các sông suối giảm dần và duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Hàng nghìn hecta cây trồng héo rũ vì thiếu nước.
Tình trạng ít mưa, khô hạn, thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 sẽ tác động lớn đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân
Kết thúc tháng 3 giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt tăng do nhu cầu thế giới tăng mạnh, trong khi nguồn cung hạn chế. Những ngày đầu tháng 4, giá có những phiên điều chỉnh, tuy nhiên xu hướng tăng giá được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, do yếu tố thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2024/2025 ước tính sẽ giảm so với niên vụ 2023/2024, đạt khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn, thấp hơn so với 1,78 triệu tấn niên vụ 2023/2024, theo thông tin từ Bộ Công Thương. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang nhiều thị trường tiềm năng ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 3 con số, như: Indonesia, Hà Lan, Trung Quốc, Philippines…