Giá cà phê Robusta tăng sốc, xu hướng tăng giá mới bắt đầu?

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh trở lại do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Niềm tin Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tới giúp cà phê tăng mạnh phiên vừa qua.
Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao? Giá cà phê Robusta và Arabica liệu có bước vào chu kỳ tăng giá mới?

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng 235 USD/tấn, ở mức 3.734 USD/tấn, giao tháng 9/2024 tăng 237 USD/tấn, ở mức 3.673 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 tăng 10,5 cent/lb, ở mức 217,2 cent/lb, giao tháng 9/2024 tăng 10,25 cent/lb, ở mức 216 cent/lb.

2 mặt hàng cà phê bất ngờ tăng vọt. Trong đó, cà phê Robusta tăng 6,72%, cà phê Arabica tăng 5,08%. Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại các cảng xuất khẩu cà phê của Brazil đã hỗ trợ giá tăng cao, bất chấp nguồn cung có tín hiệu được nới lỏng.

Trong tháng 4, 95 tàu xuất khẩu cà phê, tương đương 80% tổng số tàu đã bị trì hoãn tại cảng Santos, nơi vận chuyển cà phê chính của Brazil. Thời gian tàu bị tắc lâu nhất lên tới 30 ngày, theo bản tin của ElloX Digital hợp tác với Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CECAFE).

Tình trạng ùn tắc cũng diễn ra tại các cảng khác như Rio de Janeiro tỷ lệ khoảng 70%; ở Paranagua là 42% và Salvador (BA) 29%,.... Nhìn chung, 210 tàu xuất khẩu cà phê, tương đương 54% trong tổng số 391 tàu container, đã bị trì hoãn trong tháng 4.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nâng dự báo nguồn cung cà phê vụ 2024-2025 của hầu hết các quốc gia sản xuất chính. Sản lượng cà phê vụ 2024-2025 của Colombia dự kiến đạt 12,4 triệu bao và xuất khẩu tăng lên khoảng 12 triệu bao. Tại Peru, sản xuất và xuất khẩu cà phê vụ 2024-2025 tăng lần lượt 7% và 6% so với vụ trước.

Giá cà phê Robusta tăng sốc, xu hướng tăng giá mới bắt đầu?
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm

Giá cà phê tăng mạnh trở lại. Theo chuyên gia thị trường cà phê Nguyễn Quang Bình, niềm tin Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tới giúp cà phê tăng mạnh phiên vừa qua.

Áp lực lạm phát của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong năm nay vào tháng 4/2024, kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt để là cú hích cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc cắt giảm lãi suất, dự kiến vào đầu tháng 9.

Theo đánh giá, thị trường cà phê hiện nay đang đòi hỏi những cách nhìn, nhận định vượt khỏi tầm của các con số sản lượng, yếu tố cung - cầu. Thông tin được mùa, mất mùa đôi khi chỉ giúp tạo nên tâm lý thị trường như thiên về đầu cơ giá lên, tạo áp lực bán nếu ai đó thích giá xuống.

Ông Nguyễn Quang Bình nhận định, tại các sàn kỳ hạn, giá tăng hay giảm đều có phần điều hành chính sách tiền tệ từ Fed. Sở dĩ giá cà phê leo thang trên thị trường nội địa từ đầu niên vụ 2023-2024 đến hết tháng 4/2024 mà nhiều nhà xuất khẩu chuyên nghiệp không ghìm được, có thể nói do nguồn vốn, tín dụng thu mua không đủ, không kịp thời, người kinh doanh chuyên nghiệp không quản được giá mà giá nằm trong tay những nhà đầu cơ nhỏ lẻ.

Có thể những người này giữ một lượng hàng thực không nhiều, nhưng biết sử dụng tốt công cụ tài chính để lèo lái giá, cho giá leo thẳng đứng vì lợi nhuận mà bất cần đến chuyện lợi hay hại cho chuỗi cung ứng kể cả uy tín ngành hàng đối với thị trường cà phê thế giới.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (21/5), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ đồng loạt tăng 1.500 – 1.600 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước lên mức 105.000 – 105.800 đồng/kg. Như vậy, dù đã giảm mạnh gần 30.000 đồng/kg so với mức đỉnh thiết lập vào hồi tháng 4, cà phê nội địa vẫn duy trì vững vàng trên vùng giá 100.000 đồng/kg.

Nhiều chuyên gia ngành hàng nhận định, các yếu tố cơ bản của thị trường như thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là cà phê Robusta, cùng với nhu cầu tiêu thụ mạnh vẫn đang hỗ trợ giá cà phê. Việc giá giảm mạnh trong 2 tuần đầu tháng 5/2024 chỉ là ngắn hạn do ảnh hưởng bởi thị trường thế giới.

Mặc dù kịch bản giá có quay trở lại đỉnh cũ, gần 140.000 đồng/kg, hay không sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi Brazil và Indonesia đang bước vào vụ thu hoạch, nhưng giá cà phê trong nước hiện đã thiết lập mặt bằng giá mới, cao hơn đáng kể so với các năm trước đây. Đồng thời, các chuyên gia nhận định, giá khó có thể giảm quá sâu về những vùng giá thấp như các năm trước.

Trên thị trường xuất khẩu, trong tháng 4/2024, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt bình quân 3.768 USD/tấn, tăng 6% so với tháng trước và tăng 54,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng đầu năm, giá xuất khẩu tăng 49,1% lên mức bình quân 3.389 USD/tấn.

Về thị trường, EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm 40,8% tổng khối lượng xuất khẩu với 300.885 tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, lượng cà phê xuất khẩu sang Đức giảm 2,8%; Italy tăng 4,8%; Tây Ban Nha tăng 53,7%; Hà Lan tăng 60,5%...

Nhật Bản đứng ở vị trị tiếp theo với 50.134 tấn, trị giá 181,1 triệu USD, tăng 32,6% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ.

Ngoài ra, lượng cà phê xuất khẩu sang một số thị trường khác trong khu vực châu Á cũng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái như: Indonesia tăng 74,9%; Philippines tăng 121,8%; Trung Quốc tăng 33,2%; đặc biệt Thái Lan tăng 203,9%; Malaysia tăng 67,9%..

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 1/2025 đạt 63,15 tỷ USD, xuất siêu 3 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 1/2025 đạt 63,15 tỷ USD, xuất siêu 3 tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/2, xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 1/2025 đã đạt 63,15 tỷ USD; xuất siêu 3,03 tỷ USD.
Doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh, nâng cao sức cạnh tranh

Doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh, nâng cao sức cạnh tranh

Các doanh nghiệp ngành logistics đã và đang đầu tư mạnh cho công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sầu riêng Việt Nam bứt phá về thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam bứt phá về thị phần tại Trung Quốc

Trong khi sầu riêng Thái Lan giảm tốc thì sầu riêng ghi nhận sự bứt phá ngoạn mục về kim ngạch và thị phần tại thị trường Trung Quốc.
5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Xuất khẩu gỗ 15 ngày tháng 1/2025 thu về 738,8 triệu USD

Xuất khẩu gỗ 15 ngày tháng 1/2025 thu về 738,8 triệu USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/1/2025 đạt 738,8 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Bộ Công Thương xây dựng Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Bộ Công Thương xây dựng các dự thảo Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo

Dự thảo Thông tư quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương xây dựng sau khi Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo được ban hành đầu năm 2025.
Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng gấp hơn 5 lần

Xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng gấp hơn 5 lần

Malaysia là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm 2024, tăng mạnh 433,5% về lượng và tăng 515,7% về trị giá so với năm 2023.
Năm 2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD

Năm 2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2024 đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2023.
Hoa Kỳ tăng thuế với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Hoa Kỳ tăng thuế với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và việc quốc gia này có thể áp thuế mới lên hàng nhập khẩu gây lo ngại ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Việt Nam nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất từ Brazil

Việt Nam nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất từ Brazil

Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ khoảng 43 thị trường trên thế giới, trong đó Brazil cung cấp 39,95% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của Việt Nam.
Thách thức từ biến động tỷ giá với xuất nhập khẩu

Thách thức từ biến động tỷ giá với xuất nhập khẩu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long-chuyên gia kinh tế, năm 2025, Việt Nam - một quốc gia với thế mạnh xuất khẩu sẽ đối diện nhiều cơ hội, thách thức từ biến động tỷ giá.
15 ngày đầu năm 2025, xuất nhập khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỷ USD

15 ngày đầu năm 2025, xuất nhập khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Nhiều giải pháp đang được đề ra nhằm đưa xuất nhập khẩu tăng 12% trong năm 2025.
Xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu sầu riêng tụt giảm mạnh là lý do khiến xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025.
Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có

Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có 'soán ngôi' Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm 2025?
Sản xuất sớm, kỳ vọng xuất khẩu ‘thuận buồm xuôi gió’

Sản xuất sớm, kỳ vọng xuất khẩu ‘thuận buồm xuôi gió’

Đơn hàng xuất khẩu năm 2025 khá tốt, vì vậy, 'bắt tay' ngay vào việc những ngày đầu, tháng đầu năm, doanh nghiệp kỳ vọng một năm ‘thuận buồm xuôi gió’.
Thương nhân xuất khẩu ngày càng tận dụng tốt hơn các FTA

Thương nhân xuất khẩu ngày càng tận dụng tốt hơn các FTA

Cùng việc tham gia FTA, hoạt động xuất khẩu sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ ưu đãi của doanh nghiệp Việt có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua.
Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Dù đạt những mốc kỷ lục mới về xuất khẩu nhưng việc thiếu một thương hiệu gạo mạnh đã trở thành rào cản lớn đối với ngành lúa gạo Việt Nam.
Nhộn nhịp những chuyến hàng xuất nhập khẩu đầu năm mới

Nhộn nhịp những chuyến hàng xuất nhập khẩu đầu năm mới

Những chuyến hàng xuất nhập khẩu “xông đất” đầu năm mới Ất Tỵ là tín hiệu tích cực, kỳ vọng về một năm bội thu của hoạt động ngoại thương.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Với thông điệp ‘Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá’, đổi tư duy, nâng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp tự tin bước vào năm mới.
Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt

Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt

Hiệp định EVFTA được đánh giá là cầu nối để hàng Việt sang thị trường EU. Doanh nghiệp cần cải thiện năng lực tiếp cận thông tin để khai thác thị trường này.
Xuất khẩu hàng hóa nhộn nhịp ngay ngày đầu xuân năm mới

Xuất khẩu hàng hóa nhộn nhịp ngay ngày đầu xuân năm mới

Những ngày đầu xuân năm mới, hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp trên cả tuyến đường bộ và đường biển hứa hẹn một năm tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc.
Thị trường gần, thị trường xa và kỷ lục xuất nhập khẩu

Thị trường gần, thị trường xa và kỷ lục xuất nhập khẩu

Mức kim ngạch xuất nhập khẩu gần 800 tỷ USD của năm 2024 là con số cao kỷ lục từ trước đến nay, một phần là thành quả từ những nỗ lực đa dạng hoá thị trường.
Nâng tầm chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hàng hóa

Nâng tầm chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế. Do đó, năm 2025 cần nâng tầm và phát huy hiệu quả hơn chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động