Chủ nhật 11/05/2025 20:04

Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), yếu tố cung - cầu đóng vai trò chính tác động lên diễn biến giá hàng hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/3). Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu thô Brent và WTI bật tăng trong bối cảnh tồn kho tại Mỹ giảm, nhu cầu xăng và dầu diesel tiêu thụ nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trên thị trường cà phê, giá lại đang chịu áp lực sau thông tin xuất khẩu cà phêtoàn cầu giảm. Diễn biến giằng co trên toàn thị trường, đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,06% đạt mức 2.284 điểm.

Chỉ số MXV-Index

Giá dầu thô nối dài đà tăng sang phiên thứ hai

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt bật tăng sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dầu và nhiên liệu sụt giảm nhiều hơn so với dự báo.

Chốt phiên, giá dầu Brent tăng 1,39 USD (tương đương 2%), lên 70,95 USD/thùng, dầu WTI tăng 1,43 USD (tương đương 2,2%), lên 67,68 USD/thùng.

Bảng giá năng lượng

Động lực chính thúc đẩy đà tăng đến từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo EIA, dự trữ dầu thô nước này chỉ tăng 1,4 triệu thùng trong tuần gần nhất, thấp hơn mức 2 triệu thùng mà các chuyên gia dự báo. Đáng chú ý, tồn kho xăng giảm mạnh 5,7 triệu thùng, cao hơn nhiều so với kỳ vọng giảm 1,9 triệu thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang gia tăng. Ngoài ra, sự suy yếu của sức mạnh đồng USD trong thời gian gần đây cũng góp phần hỗ trợ giá dầu.

Thêm vào đó, yếu tố căng thẳng địa chính trị tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung, khi phiến quân Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công tàu Israel nếu nước này không dỡ bỏ lệnh cấm viện trợ vào Gaza.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị kìm hãm bởi lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng giá cho doanh nghiệp, thúc đẩy lạm phát và làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025. Báo cáo của OPEC cũng cho thấy sản lượng của nhóm OPEC+ tăng 363.000 thùng/ngày trong tháng 2, chủ yếu từ Kazakhstan, quốc gia đang chậm trễ trong việc tuân thủ hạn ngạch sản lượng.

Giá cà phê tiếp tục biến động

Chốt phiên giao dịch ngày 12/3, chỉ số giá nhóm nguyên liệu công nghiệp đóng cửa trong sắc đỏ khi giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu giảm mạnh, trong khi tồn kho ICE có dấu hiệu phục hồi, đặt ra câu hỏi về cán cân cung – cầu thực tế của thị trường.

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Hiện giá Arabica đã rời xa mức đỉnh lịch sử 9.676 USD/tấn thiết lập vào giữa tháng 2/2025. Giới chuyên gia nhận định khi những lo ngại về tình trạng khô hạn tại đã phần nào phản ánh vào giá, mối quan tâm mới đang chuyển sang tác động của mức giá cao đối với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.

Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 giảm 13,3% xuống còn 10,8 triệu bao, so với 12,4 triệu bao cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê nhân xô (chưa rang) giảm 14,2% xuống còn 11,32 triệu bao, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Riêng phân khúc Arabica chứng kiến mức giảm 2,5% xuống 6,665 triệu bao, tương đương mức sụt giảm 171.000 bao. Xuất khẩu sụt giảm phản ánh tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các nước sản xuất lớn, nhưng cũng có thể cho thấy nhu cầu đang suy yếu trước giá cao kéo dài. Đây là bài toán khó đối với giới đầu tư khi phải cân nhắc giữa hai yếu tố đối lập này.

Ngoài ra, dữ liệu tồn kho do ICE giám sát cũng cho thấy tín hiệu tích cực khi lượng cà phê Arabica đạt 803.032 bao vào ngày 11/3. Trong khi đó, tồn kho Robusta cũng phục hồi lên 4.356 lô, mức cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây.

Thông tin về tồn kho tăng, kết hợp với dự báo mới từ Marex Solutions, tiếp tục tạo áp lực điều chỉnh giá cà phê. Marex dự báo thặng dư cà phê toàn cầu trong niên vụ 2025-2026 sẽ tăng lên 1,2 triệu bao, cao hơn rất nhiều so với mức 200.000 bao của niên vụ trước. Nhận định này khiến thị trường thận trọng hơn sau đợt tăng giá mạnh trước.

Giá một số loại hàng hóa khác

Bảng giá kim loại
Bảng giá nông sản

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập