Ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 12.846 cuộc tấn công mạng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, về lĩnh vực an toàn thông tin mạng, trong năm 2023, ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 12.846 cuộc tấn công mạng.
Tiết lộ những lỗ hổng bảo mật làm gia tăng tấn công mạng 5 mối đe dọa an ninh mạng hàng đầu doanh nghiệp cần đề phòng Mỗi giây có khoảng gần 1.000 cuộc tấn công mạng, làm gì để bảo vệ an toàn thông tin?

65% hệ thống đã được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2023, doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng ước đạt 5.522 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022 (4.062 tỷ đồng). Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng đạt 322,3 tỷ đồng, tăng 38,68% so với năm 2022.

Ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 12.846 cuộc tấn công mạng
Một triển lãm giới thiệu các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng

Tổng số lao động của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đến nay là 3.866 người, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép đến nay là 109 doanh nghiệp (3 tập đoàn nhà nước, 69 công ty cổ phần và 34 công ty TNHH).

Trong đó, 74 doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu sản phẩm; 30 doanh nghiệp được cấp phép sản xuất sản phẩm và 80 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ.

Tổng số hệ thống thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước là 3.192 hệ thống. Trong đó, 2.074 hệ thống đã được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, đạt 65%.

Đáng chú ý, ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 12.846 cuộc tấn công mạng. Trong đó có: 11.511 cuộc Phishing, 451 cuộc Deface, 884 cuộc Malware, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet là 456.699 địa chỉ, giảm 4,7% so với năm 2022. Đồng thời, đã xử lý 3.478 website lừa đảo, vi phạm pháp luật. 2,1 tỷ lượt xem video tái hiện và cảnh báo các hành vi lừa đảo trực tuyến trên các kênh mạng xã hội.

17 bộ, ngành, địa phương được hỗ trợ rà soát, triển khai các biện pháp an toàn, an ninh mạng. 4.500 lượt cán bộ chuyên trách an toàn thông tin trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp được tham gia diễn tập thực chiến. Ngoài ra, 3.260.000 số lượng chữ ký số đang hoạt động.

Duy trì thứ hạng về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ trọng tâm về bảo đảm an toàn thông tin năm 2023 (652/BTTTT-CATTT). Hướng dẫn cụ thể mục tiêu, giải pháp, hỗ trợ từ Bộ đối với 7 nhiệm vụ: Triển khai chiến lược an toàn, an ninh mạng; bảo đảm cấp độ; mô hình 4 lớp; kiểm tra tuân thủ quy định của pháp luật; diễn tập thực chiến; tuyên truyền; bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.

Đồng thời, thiết lập 3 Nền tảng quốc gia hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, giám sát, đo lường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng, gồm: Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; nền tảng hỗ trợ điều tra số.

Cơ sở dữ liệu tập trung quốc gia với gần 125 nghìn nguồn website đã được thiết lập và kết nối, tích hợp với các giải pháp an toàn thông tin mạng, các ứng dụng được sử dụng rộng rãi (Zalo, CocCoc…) để bảo vệ người dân không truy cập vào các website độc hại, lừa đảo, mã độc, tấn công mạng.

Cùng với hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia, đến nay đã chặn 9.073 website vi phạm pháp luật, trong đó có 2.603 website lừa đảo. Bảo vệ hơn 10,1 triệu người dân khỏi truy cập các website vi phạm, lừa đảo trên không gian mạng.

Đặc biệt, 4.770 website đã được đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng; trong đó, có 3.823 website của cơ quan nhà nước (553 website bộ/ngành, 3.270 website các tỉnh).

Hỗ trợ tích hợp thành công tính năng ký số từ xa vào các cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Tính đến tháng 11/2023, 56/63 địa phương ký số thành công với 6 nhà cung cấp dịch vụ, 16/63 địa phương đã hoàn thành tích hợp với ít nhất 1 nhà cung cấp dịch vụ, 7/63 địa phương đang trong quá trình tích hợp, 2/22 Bộ ngành đã tích hợp thành công.

Ngoài ra, chương trình cấp chứng thư số miễn phí theo mô hình ký số từ xa (Remote Signing) cho người dân, tính đến hết năm 2023, 18 tỉnh triển khai với 260.500 chứng thư số đã được cấp phát.

Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kế hoạch năm 2024 trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đó là duy trì thứ hạng của Việt Nam trên thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đạt top 30. Tốc độ tăng trưởng doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng đạt 20%. Tốc độ tăng trưởng chứng thư số công cộng đạt 7-10%.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 đó là, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Xây dựng và ban hành Thông tư quy định về công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin.

Bên cạnh đó, phát triển các nền tảng: Nền tảng kết nối Internet an toàn (SafeNet); nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến; nền tảng đánh giá mức độ trưởng thành đội ứng cứu sự cố; nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin.

Xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến về an toàn thông tin cơ bản cho cơ quan nhà nước về an toàn thông tin; chương trình đào tạo trực tuyến về an toàn thông tin cơ bản cho người dân; đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương.

Mặt khác, tổ chức đánh giá mức độ trưởng thành của đội ứng cứu sự cố; tổ chức đánh giá sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao; tổ chức Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng 2024; tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia về an toàn thông tin; tiếp tục thúc đẩy ứng dụng chữ ký số cá nhân, mở rộng môi trường ký số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số...

Định hướng đến năm 2025, Việt Nam trở thành cường quốc an toàn thông tin mạng với sứ mệnh bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, tạo niềm tin số, làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng nền công nghiệp an toàn thông tin mạng hùng mạnh.

Việt Nam xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng ra các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đến năm 2025, tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam đạt tối thiểu 20%.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thông tin

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điều ít người biết về quảng cáo tái chế nhựa

Điều ít người biết về quảng cáo tái chế nhựa 'tiên tiến'

Dù được quảng bá như giải pháp hiện đại cho bài toán rác thải nhựa, công nghệ "tái chế tiên tiến" vẫn còn nhiều tranh cãi bởi các chuyên gia.
Microsoft sẵn sàng “nhả cổ phần”, mở đường IPO cho OpenAI

Microsoft sẵn sàng “nhả cổ phần”, mở đường IPO cho OpenAI

Microsoft đang đàm phán với OpenAI để tái cơ cấu mối quan hệ đầu tư, trong đó có khả năng từ bỏ một phần cổ phần để có thể tiếp cận công nghệ AI.
Triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi pin

Triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi pin

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết đang tích cực giám sát chương trình triệu hồi gần 600 xe Nissan Kicks e-POWER: E & V lỗi phần mềm điều khiển pin.
Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Thị trường ô tô Trung Quốc tăng trưởng 3 tháng liên tiếp nhờ chính sách hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe sử dụng năng lượng mới (xe điện và PHEV) của Chính phủ.
Giải thưởng Bảo Sơn lần đầu vinh danh nhà khoa học nước ngoài

Giải thưởng Bảo Sơn lần đầu vinh danh nhà khoa học nước ngoài

Tối 11/5, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024. Lần đầu tiên, giải được trao cho nhà khoa học là người nước ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2025 có gì hấp dẫn?

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2025 có gì hấp dẫn?

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 1452/BKHCN-VP về việc hướng dẫn tổ chức Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2025.
Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi sản phẩm

Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi sản phẩm

Tháng 5/2025, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam chính thức triển khai Chương trình ưu đãi hấp dẫn, ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ.
Bảo vệ hệ thống điện hiệu quả với ống thép luồn dây IMC Vietconduit

Bảo vệ hệ thống điện hiệu quả với ống thép luồn dây IMC Vietconduit

Ống luồn dây điện ren IMC Vietconduit – sản phẩm đạt chuẩn quốc tế UL 1242 đang là giải pháp được các kỹ sư cơ điện và nhà thầu tin tưởng sử dụng.
An ninh mạng đối mặt làn sóng tấn công tự động

An ninh mạng đối mặt làn sóng tấn công tự động

Tấn công mạng tự động tăng mạnh, buộc các tổ chức phải chuyển hướng sang phòng thủ chủ động và ứng dụng AI để bảo vệ an ninh hệ thống toàn cầu.
Sản lượng ô tô tăng vọt, thị trường vào đà hồi phục?

Sản lượng ô tô tăng vọt, thị trường vào đà hồi phục?

Tháng 4, sản lượng ô tô nội địa và nhập khẩu cùng tăng, tạo nguồn cung dồi dào, sẽ khiến nhiều hãng xe phải tiếp tục đại hạ giá để kích cầu tiêu dùng.
Hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ hải quan

Hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ hải quan

Ngày 6/5, Cục Hải quan đã có văn bản số 3946/CHQ-GSQL về việc hướng dẫn xử lý lỗi hệ thống không tiếp nhận chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.
Xây dựng mạng Blockchain ‘Make in Việt Nam’ đầu tiên

Xây dựng mạng Blockchain ‘Make in Việt Nam’ đầu tiên

Việt Nam ghi dấu trên bản đồ blockchain thế giới với 1Matrix - nền tảng công nghệ lõi do chính người Việt phát triển, vận hành và sở hữu.
Nhu cầu vàng trong ngành công nghệ ra sao?

Nhu cầu vàng trong ngành công nghệ ra sao?

Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong quý I/2025 nhu cầu về vàng trong lĩnh vực công nghệ không thay đổi, ở mức 80 tấn, so với quý I/2024.
Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Thương hiệu triển lãm công nghệ lớn nhất và được đánh giá cao nhất thế giới chính thức thông báo sẽ tổ chức tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chất lượng sản phẩm: Tăng tính minh bạch, đáp ứng hội nhập

Chất lượng sản phẩm: Tăng tính minh bạch, đáp ứng hội nhập

Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa để tạo môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, đòn bẩy phát triển thương mại.
Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam

Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam

Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam không chỉ là chiến lược công nghệ mà còn là hành trình khẳng định bản lĩnh trí tuệ Việt trên bản đồ thế giới.
Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Hệ thống giám sát S2S của Xanh SM được tài xế, hành khách đánh giá cao nhờ tăng cường an toàn trong các tình huống khẩn cấp.
Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ không chỉ là tấm khiên bảo vệ thành quả sáng tạo mà còn là “chiếc chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp Việt tự tin bước ra sân chơi toàn cầu.
Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, quảng cáo kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng.
Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

THACO AUTO giới thiệu loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho 6 dòng xe nổi bật: Kia New Carnival Hybrid, Mazda CX-5, New Peugeot 2008, BMW X3, MINI Clubman và BMW R 18.
Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

C7 SHS (hệ thống Super Hybrid) – mẫu xe mới được trang bị công nghệ SHS tiên tiến, sẽ ra mắt vào ngày 23/4 và chính thức bước vào hành trình thử thách ngày 24/4
Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển trung tâm dữ liệu xanh, giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những yêu cầu trọng tâm trong phát triển hạ tầng số xanh.
Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Hội nghị DCCI Summit 2025 do Viettel IDC tổ chức diễn ra ngày 22/4 tại Hà Nội đã quy tụ các chuyên gia hàng đầu về trung tâm dữ liệu, Cloud và trí tuệ nhân tạo.
Ford Everest Sport bản đặc biệt  màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Ford Everest Sport bản đặc biệt màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao: logo EVEREST trên nắp capo, giá bán xấp xỉ 1,2 tỷ đồng.
Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 15 quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Mobile VerionPhiên bản di động