5 mối đe dọa an ninh mạng hàng đầu doanh nghiệp cần đề phòng
Xe và Công nghệ 28/12/2022 20:16 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thách thức an ninh mạng mới đối với mô hình làm việc kết hợp 96% doanh nghiệp sở hữu hệ thống OT tại Việt Nam gặp sự cố tấn công an ninh mạng Thêm giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho doanh nghiệp |
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành tố đóng góp to lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Khi bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng, doanh nghiệp có thể mất thông tin mật, tài chính, thị phần. Các doanh nghiệp nhỏ xem sự cố an ninh mạng là một trong những loại khủng hoảng khó khăn nhất.
![]() |
Doanh nghiệp nhỏ xem sự cố an ninh mạng là một trong những loại khủng hoảng khó khăn nhất |
Các chuyên gia của Kaspersky đã phân tích các điểm dễ bị tấn công mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp phải và một số mối đe dọa mạng lớn các chủ doanh nghiệp này cần phải lưu ý trong năm 2023.
Thứ nhất, rò rỉ dữ liệu do nhân viên gây ra. Máy tính của công ty được sử dụng cho mục đích giải trí vẫn là một trong những cách tối ưu nhất để bọn tội phạm có quyền truy cập ban đầu vào mạng của công ty. Khi tìm kiếm các nguồn thay thế để tải xuống một tập của chương trình hoặc một bộ phim mới phát hành, người dùng gặp phải nhiều loại phần mềm độc hại khác nhau, bao gồm Trojan, phần mềm gián điệp và backdoor, cũng như phần mềm quảng cáo.
Theo thống kê của Kaspersky, 35% người dùng phải đối mặt với các mối đe dọa dưới vỏ bọc nền tảng phát trực tuyến đã bị Trojan lây nhiễm. Nếu phần mềm độc hại đó xâm nhập vào một máy tính của công ty, những kẻ tấn công thậm chí có thể xâm nhập vào mạng công ty và tìm kiếm cũng như đánh cắp thông tin nhạy cảm, bao gồm cả bí mật phát triển kinh doanh và dữ liệu cá nhân của nhân viên.
Thứ hai, tấn công DDoS. Tấn công mạng phân tán thường được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Kiểu tấn công này tận dụng các giới hạn dung lượng cụ thể áp dụng cho bất kỳ tài nguyên mạng nào, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng hỗ trợ trang web của công ty. Cuộc tấn công DDoS sẽ gửi nhiều yêu cầu đến tài nguyên web bị tấn công với mục đích vượt quá khả năng xử lý nhiều yêu cầu của trang web và ngăn trang web hoạt động bình thường.
Thứ ba, chuỗi cung ứng. Bị tấn công thông qua chuỗi cung ứng thường có nghĩa là một dịch vụ hoặc chương trình bạn đã sử dụng trong một thời gian đã trở nên độc hại. Đây là những cuộc tấn công được thực hiện thông qua các nhà cung cấp của công ty, ví dụ như các tổ chức tài chính, đối tác hậu cần hoặc thậm chí là dịch vụ giao đồ ăn. Và những hành động như vậy có thể khác nhau về mức độ phức tạp hoặc tính phá hoại của nó.
Ví dụ, những kẻ tấn công đã sử dụng ExPetr (còn được biết đến như NotPetya) để xâm phạm hệ thống cập nhật tự động của phần mềm kế toán có tên M.E.Doc, buộc phần mềm này phải cung cấp phần mềm tống tiền cho tất cả khách hàng. Kết quả là ExPetr đã gây ra thiệt hại hàng triệu USD, ảnh hưởng đến cả các công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ…
Thứ tư, phần mềm độc hại. Bạn có thể gặp các tệp độc hại ở mọi nơi. Nếu bạn tải xuống các tệp bất hợp pháp, hãy đảm bảo rằng chúng không gây hại cho bạn. Các mối đe dọa mới nổi là các bộ mã hóa theo đuổi dữ liệu của công ty, tiền hoặc thậm chí thông tin cá nhân của chủ sở hữu.
Điều đáng nói là hơn 1/4 doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền hoặc không có giấy phép để cắt giảm chi phí. Các loại phần mềm đó có thể bao gồm một số tệp độc hại hoặc không mong muốn có thể khai thác máy tính và mạng của công ty.
Thứ năm, tấn công phi kỹ thuật. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, nhiều công ty đã chuyển phần lớn quy trình làm việc của họ sang trực tuyến và học cách sử dụng các công cụ cộng tác mới. Đặc biệt, bộ Office 365 của Microsoft đã được sử dụng nhiều hơn.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi lừa đảo hiện ngày càng nhắm mục tiêu vào các tài khoản của người dùng phần mềm này. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng đủ mọi thủ đoạn để khiến người dùng doanh nghiệp nhập mật khẩu của họ trên một trang web được tạo giống như trang đăng nhập của Microsoft…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể

CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số
Tin cùng chuyên mục

Galaxy S24 Ultra sắp lên kệ có gì đặc biệt?

Các nhà khoa học phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm ra tiếng Việt

Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Tiktok, Youtube

Chính thức chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Hà Nội quản lý

Công bố hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông

Pon Holdings là cổ đông mới để nhập khẩu, phân phối xe Audi tại thị trường Việt Nam

Startup blockchain Việt Nam bị hack, thiệt hại chục triệu USD

Nhà sản xuất xe hai bánh Ấn Độ gia nhập thị trường Việt Nam

Ra mắt Trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng tại Hà Nội

Việt Nam triển khai thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Cảnh báo ứng dụng chứa mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công

Tháng "bội thu" của Hyundai: 4 xe lọt top 10 bán chạy nhất thị trường

Gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến hết năm 2024

Cách dập lửa khi xe máy, xe đạp điện phát hỏa

Nên sạc điện thoại đến bao nhiêu phần trăm?
