GDP khó về đích, cần giải pháp đột phá cho nền kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025 đều khó về đích nếu không có những giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá cao.
Dinh dưỡng công thức từ sữa tươi: Giải pháp đột phá giúp trẻ phát triển toàn diện Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Cần những giải pháp đột phá
GDP khó về đích, cần giải pháp đột phá cho nền kinh tế
Nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu hiện nay là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

Chỉ tiêu GDP “phấn đấu đạt mức cao nhất”

Trong phiên họp toàn thể diễn ra 2 ngày (26 và 27/9), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế, xã hội năm 2023, đồng thời tiến hành đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch Phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2021 - 2025).

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên thẩm tra, mục tiêu tăng trưởng năm 2023 (khoảng 6,5%) là thách thức lớn, khó có thể đạt được nếu không có những giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá cao.

Trong 15 chỉ tiêu cùa năm 2023, dự kiến có 1 chỉ tiêu vượt là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều), ước thực hiện 1,1 điểm % (mục tiêu 1-1,5%).

Có 9 chỉ tiêu dự kiến đạt, trong đó có tốc độ tăng Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước thực hiện 3,5%/4,5%.

Các chỉ tiêu còn lại, trong đó có GDP đang được xác định “phấn đấu đạt mức cao nhất”.

Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm.

Theo Chủ tịch Quốc hội, “việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài”.

Với năm 2024, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, nhìn chung, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

“Điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết”, báo cáo nêu.

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến căn bản trong giải ngân vốn đầu tư công, cũng là vấn đề được nhiều ý kiến chuyên gia đề cập tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023.

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều gợi ý chính sách nhằm kiến tạo các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Trong đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh cần phải có đột phá về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn, bền vững hơn.

Các chuyên gia cũng thống nhất cần quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong nước hiện nay, nhất là về vấn đề thủ tục hành chính, thị trường đầu ra, tiếp cận vốn (đặc biệt là khả năng tiếp cận và năng lực hấp thụ vốn) và lao động; tăng cường thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ tham gia chuỗi giá trị, chuyển đổi số, nâng cao năng suất, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ pháp lý... Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia. Cần có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ linh hoạt, chuyên trách, chuyên nghiệp và hiệu quả. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành lực lượng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có vai trò dẫn dắt, mở đường trong một số lĩnh vực, ngành kinh tế, cũng nằm trong gợi ý của các diễn giả tham gia Diễn đàn.

GDP khó về đích, cần giải pháp đột phá cho nền kinh tế

Rất khó hoàn thành một số chỉ tiêu rất quan trọng cơ cấu lại nền kinh tế

Đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, cũng là nội dung được Ủy ban Kinh tế thẩm tra, trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ sáu tới.

Thực hiện báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khái quát, kết quả sơ bộ sau gần hai năm thực hiện cho thấy, trong số 23 chỉ tiêu có thông tin, có khoảng 10 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành. Một số chỉ tiêu có kết quả khả quan, như tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hai năm 2021-2022 so với GDP đạt 34,0-34,2% (mục tiêu đặt ra là 32-34%); Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng năm 2021 là 36,03%, năm 2022 ước khoảng 43,89%.

Các nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra đã bước đầu thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, số hóa, xanh hóa, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.

Tuy nhiên, khả năng đạt được 13 trong số 23 chỉ tiêu gặp thách thức rất lớn, thậm chí một số chỉ tiêu rất khó hoàn thành. Trong đó, một số chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh kết quả chủ yếu trong cơ cấu lại nền kinh tế rất khó đạt nếu không có giải pháp quyết liệt hơn.

Cụ thể, chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2021, 2022 đạt thấp, ước lần lượt đạt khoảng 4,58% và 4,75% và thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đặt ra là 6,5%.

Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm năm 2022 bình quân ước đạt 5,33%, của 3 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương chưa đạt mục tiêu, còn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp, đạt 6,9% năm 2021 và 2,97% năm 2022 so với mục tiêu 6,5 - 7%/năm.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp đạt thấp, đến cuối năm 2023 ước đạt khoảng 900.000 doanh nghiệp, còn thấp xa so với mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp. Chỉ tiêu về số lượng hợp tác xã đến năm 2022 là 29.380 hợp tác xã; tính đến tháng 6 năm 2023, cả nước có khoảng 30.400 hợp tác xã (mục tiêu đến năm 2025 là 35.000 hợp tác xã). Các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn vốn tại các tổ chức tín dụng mặc dù cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát nhưng nhiều thách thức gia tăng.

Bàn về năng suất lao động, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhìn nhận, mặc dù năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao 8,02%, nhưng năng suất lao động của nền kinh tế cũng chỉ tăng 4,7% so với năm trước đó. Bình quân 2 năm (2021 – 2022), năng suất lao động tăng 4,65%/năm, thấp khá xa so với mục tiêu trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đặt ra là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân mỗi năm trên 6,5%. Nghĩa là để đạt được mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 thì bình quân ba năm 2023 - 2025, mỗi năm năng suất lao động cần phải tăng khoảng 7,8%.

Đây là thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam, vì thực tiễn quá trình phát triển đất nước cho thấy việc đẩy mạnh tốc độ tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, theo vị chuyên gia này.

Để từng bước rút ngắn khoảng cách về mức năng suất lao động với các nước trong khu vực và trên thế giới, ông Lâm cho rằng, cần triển khai đồng bộ nhiều giái pháp.Theo đó, Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động Việt Nam. Định kỳ đánh giá, bổ sung, cập nhật chiến lược này phù hợp với những thay đổi mau lẹ của kinh tế thế giới. Chủ động dự báo các biến cố, xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới; nhận diện, đánh giá tác động của cơ hội và thách thức từ các thay đổi này với kinh tế Việt Nam.

“Không ai khác, mà chính là Chính phủ phải xác định được các yếu tố ngoại sinh tạo ra sự đổi mới để từ đó chủ động đưa ra các giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức giữ ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững”, ông Lâm nêu quan điểm.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Italy sẽ đầu tư hơn 1,3 tỷ đô vào Việt Nam thông qua hợp tác thương mại

Italy sẽ đầu tư hơn 1,3 tỷ đô vào Việt Nam thông qua hợp tác thương mại

Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng SACE, Italy tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư vào Việt Nam qua các dự án mới công bố có giá trị tổng 1,3 tỷ USD.
Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt. Do đó, để tạo lợi thế trong thu hút FDI, Việt Nam cần đẩy nhanh chuyển đổi phát triển mô hình KCN sinh thái.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 3 yếu tố then chốt "hút" nhà đầu tư ngoại

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 3 yếu tố then chốt "hút" nhà đầu tư ngoại

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 yếu tố then chốt hút nhà đầu tư ngoại, cần tập trung vào yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam.
Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt, đang xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 36 dự án đầu tư mới và 3 lượt điều chỉnh vốn đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ Blockchain bắt nguồn từ đâu?

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ Blockchain bắt nguồn từ đâu?

Công nghệ Blockchain xuất hiện và đã đem đến bước đột phá trong nhiều ngành nghề. Trong tương lai công nghệ này sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến.
Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Bà Dorsati Madani – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”.
4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD.
VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ và kết nối được tốt hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp, VIPFA vừa chính thức khai trương Cơ quan đại diện phía Nam.
Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.
World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động