Gặp người tái bản “Om ngự” nấu cơm tiến Vua

“Om ngự” có hình tròn, miệng rộng, vành miệng hơi úp vào để khi đun cơm nước không trào ra ngoài và có nắp đậy, trên nắp có núm để cầm.
Mục sở thị Làng gốm hơn 500 tuổi sản xuất linh vật mèo phục vụ Tết Quý Mão

Chiều cuối Đông, tiết trời se lạnh, trong căn nhà rường làng cổ Phước Tích (xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) trưng bày rất nhiều sản phẩm gốm, người đàn ông 75 tuổi – ông Lê Trọng Diễn nhớ về “một thời vang bóng” của nghề gốm làng mình.

Lai lịch “Om ngự” làng Phước Tích

Bắt đầu câu chuyện về lai lịch của “Om ngự” nấu cơm tiến Vua, mắt ông Lê Trọng Diễn sáng lên, nét mặt tươi hẳn và để khẳng định làng mình - Phước Tích cũng có công lớn trong việc tạo ra vật dụng cho chốn cung đình xưa.

Gặp người tái bản “Om ngự” nấu cơm tiến Vua

Theo ông Lê Trọng Diễn, làng Phước Tích được thành lập 1470, kể từ đó, để làm kế sinh nhai, nhà nhà làm gốm, người người làm gốm. Nơi đây không có lấy một tấc ruộng, không có một nghề nào ngoài nghề làm gốm. Nói đến làng Phước Tích thì hồn làng cũng là gốm, cốt làng cũng là gốm.

Gốm làng Phước Tích nổi tiếng đã từ rất lâu, cách đây mấy trăm năm người Nhật Bản khẳng định rằng, trong trà đạo truyền thống của người Nhật vốn đã có ly trà bằng gốm làng Phước Tích.

Sách Ô Châu cận lục viết, vào những năm 1553, không có mối thu nhập nào lớn cho bằng đất nung làng Phước Tích. Có được điều đó là do đất ở đây rất chất lượng, màu sắc đẹp, nhờ vậy mà vua Gia Long cho để làm “Om ngự” nấu cơm.

Với giọng khàn rõ, chậm rãi ông Diễn cho rằng, hiện trong làng không ai có tư liệu về “Om Ngự” của làng Phước Tích. Tuy nhiên, trong Phủ biên tạp lục viết rằng, khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chính thức đặt tên cho làng là Phước Tích. Trước đó, làng có nhiều tên như Dõng Quyết, Cảm Quyết, Phước Giang, Hoàng Giang… Cũng từ khi được vua đặt tên Phước Tích, những người làm gốm trong làng “làm om tặng” để nấu cơm cho vua ăn và đặt tên là “Om ngự” hay “Ngọc oa ngự dụng”.

Gặp người tái bản “Om ngự” nấu cơm tiến Vua
Tác giả bài viết trao đổi cùng ông Lê Trọng Diễn

“Om ngự” có hình tròn, miệng rộng, vành miệng hơi úp vào để khi đun cơm nước không trào ra ngoài và có nắp đậy, trên nắp có núm để cầm. Khi làm om tiến vua thì có rất nhiều điều kiện, trong đó đất phải tinh lọc, mẫu phải đặc biệt và có cách đốt lò riêng cho “Om ngự”.

Trong Đại nam thực lục chép rằng, ngày xưa “Om ngự” làng Phước Tích dùng để nấu cơm với gạo De làng An Cựu (TP. Huế) và múc nước giếng Hàm Long chùa Bảo Quốc chỉ để cho vua dùng. Ngày nay nhiều cụ cao niên trong làng Phước Tích vẫn nhớ hai câu thơ truyền miệng trong dân gian “Om Phước Tích ngon cơm Hoàng đế - Sen Hà Trì nhất thể Phú Xuân”.

Ông Diễn kể rằng, việc làm “Om ngự” tiến vua nấu cơm cũng đã được vua Khải Định ban cho “giấy khen” và được lưu giữ tại nhà Lê Trọng Kim - đây là nơi sản xuất gốm lớn nhất vùng Phước Tích trước đây. Tuy nhiên, đến năm 1968, trong vụ hoả hoạn, nhà ông Kim bị cháy nên “giấy khen” không còn nữa.

“Om ngự” ngày nay

Chỉ tay từng sản phẩm gốm Phước Tích trưng bày trong nhà, từ chạn, ảng đến lu, vại, đèn dầu, bình vôi…. với vẻ nâng niu, ánh mắt chăm chú, hoài niệm. Ông Diễn cho rằng, đây là những vật dụng thường ngày không thể thiếu trong nhà của người xưa và là tài sản vô giá của ông hiện nay.

Gặp người tái bản “Om ngự” nấu cơm tiến Vua
“Om ngự” được giữ gìn cẩn thận, trưng bày tại nhà ông Diễn

Ông nhớ lại, thấy tiếc nuối về một thời nổi tiếng của gốm Phước Tích, năm 2010 kế thừa mẫu “Om ngự” của ông nội để lại – duy nhất một cái, ông Diễn bắt đầu “tái bản” để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và bán cho du khách nấu cơm ăn.

Sau khi sản phẩm ra lò, mẫu mã thì tương đối nhưng màu sắc thì không giống với bản cũ. Đây chỉ là “dạng” chứ không hoàn toàn giống “Om ngự” xưa, cái này là do chất đất và lò nung, ông Diễn khẳng định.

Ban đầu chỉ sản xuất ít và để nhớ về “một thời vàng son” của cha ông, nhưng càng về sau “tiếng lành đồn xa” nhu cầu sử dụng của người dân và khách hàng một nhiều. Rồi cũng từ đó, cứ đều đặn năm nào cũng có khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua. Những người mua là chủ nhà hàng, tiệm ăn, mua để nấu cơm niêu, kho cá bán cho khách, có đơn hàng từ tận Sài Gòn đặt từ 2.000 – 4.000 cái, ông Lê Trọng Diễn giải thích.

Ông Diễn như một “kho sách sống” ở làng Phước Tích, ông nhớ như in những tháng ngày thăng trầm của làng gốm quê mình. Từ xưa đến nay, gốm Phước tích cũng đã nhiều lần “tắt lò” rồi cũng nhiều lần sống lại, từ học công nghệ gốm Lái Thiêu đến gốm Bát Tràng, thành lập hợp tác xã, rồi xây dựng lại lò gốm để phục dựng di tích…

Bây giờ nghề gốm ở Phước Tích vẫn sống được, vẫn có thu nhập, nhưng người sống với nghề gốm phải có lòng yêu nghề, có nhiệt huyết, đam mê…, ông Diễn cho biết.

Tuy nhiên, qua câu chuyện, trong ánh mắt ông Diễn vẫn gợi lên nét buồn thấy rõ, sự trăn trở về thế hệ kế cận, nối nghề cha ông nó mông lung, xa vời. Trong nghề gốm có ba thứ quan trọng “nhất xương, nhì da, ba giác lò” – xương là đất, da là thợ chuốt, thợ vẽ, giác lò là thợ đốt lò. Giờ trong làng không còn ai đốt lò được nữa cả, lớp trẻ chưa đam mê, tương lai gốm Phước Tích sẽ thất truyền…

Ông Nguyễn Xuân Hoa - Nhà nghiên cứu văn hoá Huế cho biết, trong ăn uống cung đình xưa, người ta sẽ tuyển chọn rất kỹ từ thực phẩm cho đến những vật dụng nấu nướng, tức là những nguồn nguyên vật liệu để tạo ra một bữa cơm cho vua, trong đó có việc chọn om để nấu cơm, kho cá.

Theo ông Hoa, om nấu cơm cho vua ăn chỉ sử dụng một lần, om nấu cơm cho vua trước khi nấu người ta lấy một om đất mới hoàn toàn, và dùng lửa nung lên một lần để “hơi đất” toả đi, không gây hại đến sức khỏe con người. Gạo vo xong, bỏ vào om nấu thành cơm. Om chỉ dùng 1 lần, dùng xong đập bỏ, không dùng lại nữa. Bởi vậy, nên nhu cầu đòi hỏi số lượng om lớn, vì số lượng rất lớn và vật rất dễ bị vỡ, bể nên rất khó để đưa từ những nơi xa về và “Om ngự” Phước Tích phù hợp với những yêu cầu đó. Với nguồn nhu cầu lớn nên đã thúc đẩy việc phát triển làm om đất của làng Phước Tích phát triển.

Với nét kiến trúc cổ kính, rêu phong và những căn nhà rường, vườn cây trái hàng trăm trăm tuổi bên dòng sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích là một trong hai ngôi làng của Việt Nam được công nhận là di tích quốc gia cùng với làng cổ Đường Lâm.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.
"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Sáng nay (15/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024.
Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Chương trình "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" diễn ra chiều 13/4 tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh ẩm thực Việt Nam - Thụy Điển.
Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử vào 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động