Gạo Việt Nam “được giá”
Xuất nhập khẩu 25/01/2022 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Gạo Việt vượt "sóng" lớn Xuất khẩu gạo sang Pháp: Còn nhiều dư địa |
Giá trị xuất khẩu tăng cao
Cuối năm 2021, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã công bố hoàn thành việc xuất khẩu lô hàng gạo cuối cùng trong năm 2021 lên tới 4.170 tấn gạo, gồm gạo thơm và gạo trắng sang thị trường châu Âu.
Đây cũng là lô hàng gạo xuất khẩu đầu tiên công ty này sử dụng tàu biển dạng hàng rời (bulk carrier) nhằm tiết kiệm chi phí tại thời điểm phí vận chuyển bằng container đang rất cao do ảnh hưởng dịch COVID-19.
![]() |
Gạo Việt Nam được thị trường EU ưa chuộng |
Đáng chú ý, lô gạo xuất khẩu này được sản xuất thông qua chuỗi giá trị nông nghiệp của tập đoàn, quy trình canh tác được kiểm soát chặt chẽ từ hạt giống tới hạt gạo nhằm đáp ứng các tiêu chí khắt khe nhất của thị trường châu Âu.
LTG hiện cũng là đơn vị duy nhất có thể tổ chức sản xuất trên quy mô lớn từ 1.000 ha thông qua các hợp tác xã với sự hướng dẫn của đội ngũ kỹ sư và quy trình tối ưu hóa các khâu giống-canh tác-thu hoạch và vận chuyển, đảm bảo năng lực cung ứng 1 triệu tấn gạo mỗi năm cho thị trường.
Tính chung trong năm 2021, LTG đã xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo tới các đối tác quốc tế ở EU, Vương quốc Anh, châu Phi, Australia, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á. Tổng giá trị xuất khẩu gạo lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 24% doanh thu gạo của tập đoàn. Năm 2021, sản lượng gạo xuất khẩu của Lộc Trời chiếm gần 70% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Riêng đối với thị trường châu Âu, từ tháng 9/2020, LTG được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn lựa chọn để xuất khẩu lô hàng gạo thơm đầu tiên đi thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và liên tục phát triển thị trường này trong hơn một năm qua. Công ty này cho biết vừa có thêm các đối tác mới tại Thụy Điển và Đức trong năm 2021.
Cùng với các doanh nghiệp khác như Trung An, Tân Long, nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU. Theo Bộ Công Thương, năm vừa qua, gạo Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU như: Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển, Bỉ… và đem lại kết quả khá tích cực. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu gạo có sự tăng trưởng rất cao. Năm 2021, xuất khẩu gạo sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU, gạo xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt mức tăng giá mạnh nhất, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn.
Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi châu Âu tăng mạnh và nhập khẩu gạo của EU giảm trong năm nay.
Cơ hội lớn từ thị trường EU
Theo các chuyên gia, trong những năm qua, một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao. Đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.
Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, các doanh nghiệp đã rất coi trọng thị trường EU. Nhiều doanh nghiệp đã dành thời gian, kinh phí để xúc tiến thương mại tại thị trường này. Việc Việt Nam liên tục đạt các chứng nhận gạo ngon nhất thế giới cũng là nguyên nhân giúp gạo Việt Nam được người tiêu dùng, trong đó có thị trường EU biết đến và ưa chuộng.
Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bài 1: Thêm "hàng rào xanh" từ thị trường EU

Đã có gần 100 tấn vải thiều xuất khẩu đến các thị trường giá trị cao

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm sâu

Xuất khẩu hải sản sang EU tụt giảm mạnh do “thẻ vàng” IUU

Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc
Tin cùng chuyên mục

Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

“Điểm danh” các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD

Tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu thuỷ sản

Quả vải và nhãn tươi của Việt Nam chưa vào được thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Vì sao?

Bốn tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng tăng 573,1% so cùng kỳ

Thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào?

Nhập khẩu thuốc trừ sâu giảm 14,5% kim ngạch 4 tháng năm 2023

Tái diễn ùn tắc tại cửa khẩu Hữu Nghị, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp “nóng”

4 tháng đầu năm 2023, thị trường EU chiếm 11% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam

Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi 1,41 tỷ USD nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi

Gần 60 nghìn tấn sầu riêng được xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Xuất khẩu Nghệ An những tháng đầu năm gặp khó, vì đâu?

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Sầu riêng vào vụ thu hoạch, số lượng xe hàng chờ qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến

5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
