Gạo Việt Nam còn thiếu thương hiệu mạnh

Gạo Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế, do đó, rất cần vai trò tiên phong của các doanh nghiệp ngành hàng này.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/11: Giá xăng dầu tăng trở lại, xuất khẩu gạo cao kỷ lục Bảo vệ thương hiệu gạo Việt: Không thể chậm trễ

Còn đang thiếu thương hiệu mạnh

Chia sẻ tại diễn đàn trực tuyến “Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra sáng 19/11, ông Nguyễn Văn Đoan - Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gieo trồng lúa gạo lớn, bình quân hàng năm khoảng 4 triệu ha, có nhiều năm cao điểm lên tới 4,3 triệu ha, chiếm khoảng 56% tổng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo cả nước.

Hiện nay, bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiến bộ trong sản xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất cao. Sản lượng khoảng 24 triệu tấn/năm. Gạo phục vụ xuất khẩu từ 6-8 triệu tấn/năm, trị giá 3,7 tỷ USD.

So với năm 2015, diện tích sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long từ 4,3 triệu ha nay đã giảm xuống còn 3,8 triệu ha, sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là do chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái, nuôi thuỷ sản. Tính đến tháng 10/2022, xuất khẩu gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 6 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu gạo năm 2022 đạt trị giá khoảng 2,9 tỷ USD.

Theo thống kê của Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp Nông thôn, xuất khẩu gạo những năm gần đây giảm về số lượng, nhưng tăng về giá trị. Các thị trường truyền thống vẫn giữ được, phát triển thêm thị trường mới, thị trường khó tính như EU, Nhật Bản.... Cụ thể, năm 2021 xuất khẩu hơn 6,2 triệu tấn gạo, song đạt tới 3,28 tỷ USD, cao hơn so với các năm trước.

Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn một số hạn chế. Đầu tiên là sử dụng lượng giống sạ còn cao, thời gian xuống giống kéo dài, chưa an toàn với né rầy, hạn, mặn và mưa lũ; vật tư đầu vào chưa đảm bảo chất lượng, sử dụng cũng chưa tiết kiệm; Liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa chặt chẽ; kho bãi thiếu thốn.

Ông Phan Minh Thông - Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp Nông thôn - cho biết, gạo Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Đối với hợp đồng tiêu thụ, thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng còn cao.

Vẫn đối diện với bài toán liên kết

Ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang – chia sẻ, về kỹ thuật canh tác và giống lúa chúng ta đang đi đầu, có sự tiến bộ rất nhanh, đạt được nhiều kết quả. Tại An Giang, hiện nay đang có các đơn vị thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như: Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long… Hiện nay, riêng diện tích của Lộc Trời đã tăng lên trên 40.000 ha và dự kiến sẽ tăng lên hơn 100.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất lúa của tỉnh.

Để chuỗi liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ, ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan ngồi lại vơi nhau, cùng kết nối, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia cần thực hiện đúng những gì đã cam kết. Ngoài ra, cũng cần tận dụng tốt các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tăng thêm thu nhập, gia tăng chuỗi giá trị bền vững.

Tuy nhiên, câu chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Có một khó khăn nữa là trong khâu thanh toán thu mua lúa nguyên liệu. Doanh nghiệp có tiền, có tài khoản nhưng không thanh toán được cho nông dân vì họ chưa quen với ngân hàng số. Nông dân vẫn có tâm lý muốn nhận tiền mặt ngay sau khi bán lúa, buộc doanh nghiệp phải mang theo số tiền lớn, dễ rủi ro…

Ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ nêu thực trạng việc liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người dân tại địa phương không nhiều, đa phần doanh nghiệp sẽ thu mua thông qua bên trung gian như thương lái.

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lúa gạo số lượng ít, nhưng với giá cao hơn hẳn so với thị trường, tạo ra sự nhiễu loạn thị trường và gây nhiều khó khăn trong việc liên kết thu mua giữa doanh nghiệp và nông dân.

Do đó, ông Trần Thái Nghiêm đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương định kỳ công bố giá lúa tươi, lúa khô trong vụ thu hoạch để các đơn vị thu mua và nông dân tham khảo. Qua đó, tránh được sự nhiễu loạn trong thị trường, cũng như tạo dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và nông dân.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông – cho rằng, để phát triển ngành hàng lúa gạo, cần sự liên kết, vào cuộc của nhiều nhà, như nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà quản lý.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn.

Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới.

Thời điểm này, những đồng lúa Đông Xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch, nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu toàn ngành gạo năm nay có thể đạt từ 6,8 tới 7 triệu tấn.

Ngành lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều bước chuyển mình thay đổi để hướng tới sản xuất cánh đồng mẫu lớn, chuyên nghiệp. Tuy vậy, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn sử dụng lượng giống rất lớn khiến chi phí đầu vào bị đội lên nhiều lần, phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học,… Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa có nhiều thương hiệu gạo mạnh để tạo nên thương hiệu gạo quốc gia.

Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng cánh đồng lớn gắn với nông dân và xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng cần dẫn dắt, trở thành hình mẫu cho ngành sản xuất lúa nước nhà. Qua đó, tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng thương hiệu gạo Việt:  Có làm nhưng chưa

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Có làm nhưng chưa 'tới'

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu".
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà.

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Xuất khẩu hàng hoá không những đã và đang thu được kết quả tích cực mà còn lấp lánh niềm vui khi nhiều thương hiệu Việt đã được thị trường biết đến và ưa thích.
Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Tại Triển lãm Quốc tế công nghiệp và thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) vừa diễn ra, các gian hàng Thương hiệu Quốc gia gây ấn tượng và nhận sự quan tâm
L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

L'amant Café được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2024 là thành quả của hành trình 15 năm kiên định với sứ nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) vinh dự là doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận Thương hiệu Quốc gia 7 lần liên tiếp.
Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm mới Sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING

Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm mới Sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING

Tập đoàn TH ra mắt sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING, hoàn toàn từ thiên nhiên, với topping nha đam mát lành, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo
Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Tối ngày 04/11, Nutricare được vinh danh Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” cho hai thương hiệu BRG Golf và BRG Hotels.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Tối 04/11/2024, Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2024 tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 vừa qua, SASCO vinh dự lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng vị thế qua các năm

Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng vị thế qua các năm

Tại kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, số lượng doanh nghiệp đã được tăng lên cho thấy tác động tích cực của chương trình...
Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Sự ra mắt của chuyên trang Thương hiệu quốc gia của Báo Nhân Dân nhằm phát triển các thương hiệu Việt, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Chiều 22/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia.
Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn có tên tuổi tại thị trường Việt Nam cho thấy ngành sơn Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.
Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Sau 20 năm hiện diện tại thị trường, Veston May 10 đã góp phần định vị thương hiệu May 10 - Thương hiệu quốc gia.
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Quý II/2024, doanh thu từ xuất khẩu của Vinamilk đã tăng đến 37% so với cùng kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.
Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản.
Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Việc chứng minh “tính nguyên gốc” của tác phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh luật bản quyền, là chưa bao giờ đơn giản. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động