Chủ nhật 11/05/2025 19:24

Bảo vệ thương hiệu gạo Việt: Không thể chậm trễ

“Việc Tổ chức The Rice Trader cảnh báo gạo thơm Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi The World’s Best Rice trong năm 2021 và những năm tiếp theo là đáng lo ngại. Do đó, cần hành động ngay để bảo vệ gạo Việt” - đó là quan điểm của Giáo sư Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ - khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề trên.

Mới đây, ông Hồ Quang Cua - “cha đẻ” gạo ST25 cho biết, The Rice Trader (TRT) - đơn vị tổ chức cuộc thi The World’s Best Rice (gạo ngon nhất thế giới) năm 2021 cảnh báo, chưa chắc gạo Việt Nam được dự thi cuộc thi năm nay do vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Nhận định của Giáo sư về vấn đề này?

Năm nay, TRT sẽ tổ chức cuộc thi The World’s Best Rice năm 2021 tại Dubai và tôi có xem thông tin trên website của TRT thì chưa thấy thông báo chính thức nào về việc gạo ST25 Việt Nam mất quyền dự thi. Khả năng cảnh báo mà TRT gửi ông Hồ Quang Cua xuất phát từ nguyên nhân sau khi được tuyên dương là “Giống gạo ngon nhất” thì chúng ta lại không trân trọng. Từ đó dẫn tới việc các doanh nghiệp đã vô tư sử dụng danh hiệu này bằng cách lấy các giống gạo cũng là ST (không phải ST25) rồi gắn mác “Thương hiệu gạo ngon nhất thế giới” để bày bán ở khắp nơi làm bát nháo thị trường. Chưa kể gần đây còn có tình trạng tranh giành quyền đăng ký bảo hộ gạo ST25 tại thị trường Mỹ, gây hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng. Chính vì thế TRT mới gửi cảnh báo đây là hành vi sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ và các quy định biểu trưng của giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” cho ông Cua.

Giáo sư Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ

Để không ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu gạo Việt ngon nhất thế giới, theo Giáo sư chúng ta cần làm gì ngay lúc này?

Nếu gạo ST25 bị mất quyền tham dự cuộc thi năm nay thật đáng buồn bởi việc bị cảnh báo sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam. Nhưng khi các tổ chức quốc tế đã phát hành thông cáo báo chí tức là đã có bằng chứng và cân nhắc trước đó. Vì vậy theo tôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần lên tiếng với những cam kết mạnh mẽ để quốc tế biết là Việt Nam không chấp nhận kiểu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền thương hiệu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, có ngay động thái đấu tranh giành quyền để không chỉ cho gạo ST24, ST25 mà các loại gạo thơm khác của Việt Nam tham gia cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới” năm 2021, dự kiến tổ chức tháng 12.

Về lâu về dài, những giải pháp nào Việt Nam cần thực hiện để giữ thương hiệu gạo, thưa Giáo sư?

Ở các nước như: Thái Lan, Campuchia khi được công bố đạt giải The World’s Best Rice họ sẽ phát huy danh tiếng của giải thưởng này rất bài bản. Cụ thể như Thái Lan, sau khi gạo Hom mali đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, Bộ Thương mại Thái Lan đã quản lý thương hiệu bằng cách truy xuất từ đồng ruộng cho tới khi đưa gạo về kho và các thương nhân muốn xuất khẩu đều phải có giấy phép xác nhận là sử dụng đúng giống. Do đó khi gạo Hom mali Thái Lan qua Mỹ không ai lo việc phải đăng ký quyền tác giả nữa, đồng thời giúp cho gạo thơm của Thái Lan mỗi năm xuất qua thị trường Mỹ đạt trên 500 ngàn tấn và được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng.

Còn tại Việt Nam, khi gạo ST25 được vinh danh, chúng ta mới chỉ tặng bằng khen cho người phát minh ra giống lúa chứ chưa có động thái nào công nhận cũng như quản lý thương hiệu. Trong khi đó, giống lúa này có nhiều ưu điểm so với gạo thơm của Thái Lan. Chẳng hạn gạo nước này có giá khoảng 1.000 USD/tấn và chỉ trồng được 1 vụ còn gạo ST25 có thể trồng được 2-3 vụ/năm và có độ dẻo độ ngon gần bằng. Do đó chỉ cần bán vào các siêu thị Việt Nam ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu… với giá 800 USD/tấn sẽ cạnh tranh rất tốt trước gạo Thái Lan.

Vì thế, Việt Nam phải nhanh chóng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho giống lúa ST25, đưa gạo này thành giống chính thức của Việt Nam để kinh doanh. Mặt khác tiếp tục tìm thêm những giống khác thông qua tổ chức tuyển chọn giống lúa ngon hàng năm và có Hội đồng Quốc gia bình chọn để dùng làm giống lúa chính thức cho Việt Nam. Khi gạo được công nhận cần lưu trữ lý lịch, sơ đồ DNA của gạo nhằm có đủ cơ sở dữ liệu. Từ đó, nếu doanh nghiệp nào muốn lấy tên thương gạo này phải đạt được chuẩn về tính đúng giống. Có như thế Việt Nam mới tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng, từ đó bảo vệ và giữ được thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Thùy Dương (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập