Thứ bảy 10/05/2025 08:16

Gần 80 doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Chiết Giang)

Các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc có cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại, tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Chiết Giang.

Thực hiện kế hoạch ngoại giao phục vụ kinh tế năm 2023, vừa qua, tại Hàng Châu (Thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế (CCPIT) tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức “Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc (Chiết Giang)”.

Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện gần 80 doanh nghiệp hai bên, trong đó có 6 khu/cụm công nghiệp, một số doanh nghiệp sản xuất, thương mại của Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, dệt may, y dược, chế tạo máy móc, sản xuất thực phẩm... của tỉnh Chiết Giang. Điểm nổi bật của Hội nghị lần này là công tác xúc tiến tập trung vào việc kết nối các doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu hợp tác với các khu/cụm công nghiệp Việt Nam.

Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc (Chiết Giang)

Chiết Giang là địa phương kinh tế phát triển năng động luôn đi đầu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, có ưu thế về thương mại điện tử, kinh tế số…

Trên cơ sở nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, nhất là kết quả chuyến thăm chính thức Trung Quốc mới đây của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, cũng như những thế mạnh và nhu cầu của hai bên, ông Nguyễn Thế Tùng - Tổng lãnh sự Việt Nam tại Thượng Hải đề nghị, tỉnh Chiết Giang tăng cường chia sẻ kinh nghiệm phát triển, mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam, tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Chiết Giang và khu vực đồng bằng sông Trường Giang.

Đồng thời, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Chiết Giang; tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp có thực lực của Chiết Giang đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu như nghiên cứu phát triển, thương mại điện tử, chế tạo thiết bị, sản xuất nguyên phụ liệu, năng lượng mới, logistic… với công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Ông Trần Kiến Trung - Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Chiết Giang - cho biết, dưới sự chỉ đạo chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước, hợp tác kinh tế - thương mại Trung - Việt đạt nhiều kết quả phong phú, thương mại song phương phát triển mạnh mẽ. "Chiết Giang hiện đang nỗ lực thúc đẩy “3 công trình số một”, tạo cơ hội vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp Chiết Giang đi ra thị trường Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được coi là điểm đến quan trọng" - Ông Trần Kiến Trung thông tin.

Doanh nghiệp hai nước trao đổi bên lề Hội nghị

Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Chiết Giang đề nghị, doanh nghiệp hai bên tận dụng tốt các cơ hội, trong đó có Hiệp định RCEP, mở rộng trao đổi kinh tế - thương mại, tiếp tục đi sâu hợp tác sáng tạo, đẩy nhanh thực hiện liên kết phát triển, cùng thúc đẩy giao lưu, hợp tác doanh nghiệp hai bên.

Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc và ông Nguyễn Bá Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương, Bộ Công Thương đã giới thiệu tình hình hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc, cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách ưu đãi, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam. Hội nghị cũng giành phần lớn thời gian để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ trực tiếp, trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Chiết Giang là một trong những khu vực phát triển năng động, đổi mới tích cực nhất ở Trung Quốc; đây cũng là tỉnh ven biển lớn với nhiều lợi thế và tiềm năng vượt trội.

Trong những năm gần đây, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ, tỉnh Chiết Giang đã thực hiện hàng loạt các hoạt động kết nối giao thương, hợp tác quốc tế đa chiều, với nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau. Đáng chú ý, tỉnh đã đẩy nhanh nhịp độ đầu tư và hợp tác nước ngoài, liên tục tối ưu hóa công nghiệp, công nghệ, liên kết và thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế.

Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, là điểm “dừng chân” lý tưởng của các doanh nghiệp đồng thời cũng là điểm đầu tư nước ngoài tập trung nhất của Chiết Giang.

Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, tạo nền tảng tốt cho đầu tư và thương mại song phương giữa Chiết Giang và Việt Nam. Quan hệ hai bên ngày càng khăng khít, phát triển khi tổng kim ngạch thương mại hàng năm đều tăng và không ngừng mở rộng.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025