Khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4: Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững Sắp diễn ra Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực, thực phẩm bền vững |
Đây là con số được đưa ra phiên họp thứ 2 với nội dung "Tái kiến trúc hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu diễn ra chiều 24/4, tại Hà Nội.
Gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực |
Đại sứ Gabriel Ferrero - Chủ tịch Ủy ban An ninh lương thực thế giới (CFS), cho hay, hơn 200 triệu người dân đang sống trong tình trạng đói khổ; hơn 15 triệu người đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid; gần 100 triệu trẻ là đối tượng chịu tổn thương; gần 3 tỷ người chưa tiếp cận được các lĩnh vực y tế, lương thực… Những vấn đề này cho thấy cần có sự thay đổi về cơ bản.
“Chúng ta ghi nhận những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; có đầy đủ các bằng chứng đòi hỏi sự thay đổi về khẩu phần ăn, hệ thống thực phẩm… Đã đến lúc cần xem xét lại quản trị toàn cầu đối với hệ thống thực phẩm”, Đại sứ Gabriel Ferrero nhấn mạnh.
Cũng theo Đại sứ Gabriel Ferrero, việc thay đổi hệ thống quản trị cần thực hiện cấp bách ngay lập tức với sự tham gia của các bên liên quan. Sự chuyển đổi này phụ thuộc vào hệ thống chính sách và ý chí chính trị của mỗi quốc gia. Chúng ta không thể chờ đợi 10 - 20 năm nữa rồi mới chuyển đổi; làm thế nào để giải quyết được vấn đề khủng hoảng năng lượng, tận dụng chất thải trong nông nghiệp? Thách thức này cần phải xem xét trên phương diện tích hợp của các bên tham gia.
Tiếp đó là quyền tiếp cận thực phẩm. Cần đặt con người là trung tâm sau đó cải thiện hệ thống chính sách pháp luật từ đó xây dựng hệ thống thực phẩm phù hợp, tạo ra những khẩu phần ăn lành mạnh, bảo vệ được hệ sinh thái, môi trường.
Ông David Cooper - Quyền Thư ký Điều hành, Ban Thư ký Các công ước về đa dạng sinh học (CBD) - cho rằng, trong cách thức quản lý thực phẩm thì yếu tố đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng, nhất là sự đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi. Chúng giúp ích rất lớn cho chúng ta trong việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm. Để quản lý hệ thống lương thực thực phẩm bền vững đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ như: thay đổi phương pháp sử dụng đất, hạn chế khai thác thủy sản quá mức, ngăn ngừa ô nhiễm, thích ứng với biến đổi khí hậu…
“Hiện nay, chúng ta đang có hệ thống lương thực thực phẩm dựa trên rất nhiều yếu tố đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… nên dẫn tới việc tiêu dùng không bền vững, làm tổn thất về thực phẩm, phát sinh những vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta phải giải quyết tất cả yếu tố này để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm một cách bền vững”, ông David Cooper nói.
Đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine đang dẫn tới các vấn đề tổn thương và ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, các quốc gia tự cung ứng lương thực thực phẩm trong nội bộ của mình. Sự trợ cấp của chính phủ đối với các hoạt động lương thực bị bóp méo tạo ra gánh nặng cho các nhà sản xuất nhỏ…
Đề cập tới 5 hành động cần thực hiện ngay, ông Pedro Manuel Moreno - Phó tổng thư ký, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) – khuyến nghị, cần tăng cường hành động, điều phối giữa các chính phủ trong việc thực hiện an ninh hệ thống lương thực thực phẩm; phân phối lương thực và chính sách đảm bảo giá cả; hỗ trợ để đảm bảo nguồn phân bón sản xuất nông nghiệp; hệ thống cung ứng trong nước, giảm chi phí vận chuyển; tăng cường chế độ khẩu phần ăn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng; tăng cường các hoạt động liên quan ứng phó biến đổi khí hậu; các giải pháp để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Còn theo ông Jamie Morrison - Cố vấn cấp cao, Liên minh Toàn cầu về Cải thiện chế độ Dinh dưỡng (GAIN), kiến trúc hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu cần ứng dụng thành các kế hoạch, chiến lược quốc gia. Vấn đề làm thế nào có được cơ chế thực hiện khả thi đối với từng quốc gia nhưng vẫn đảm bảo tính nhất quán chính sách quốc gia trong tiến trình chính sách quốc tế; kiến trúc về hệ thống được trang bị để giải quyết các thách thức trong ngắn hạn…