Gạch ốp lát Việt Nam vươn lên top 4 trên thế giới

Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp sản xuất gạch men ốp lát với công suất khoảng 700 triệu m2/năm. Ngành gạch ốp lát Việt Nam vươn lên vị trí thứ 4 trong top 10 nước sản xuất và top 4 về tiêu thụ gạch ốp lát hàng đầu thế giới và đứng đầu ASEAN.

Vị thế thương hiệu trên bản đồ gạch ốp lát thế giới

Kể từ những m² gạch ốp lát đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam năm 1993, ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng trong những năm qua.

Những năm 2011-2013, ngành gạch ốp lát bước vào giai đoạn khó khăn, do thị trường bất động sản đóng băng, sản lượng tiêu thụ giảm gần 30%. Các doanh nghiệp thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nhà máy chạy với chỉ khoảng 70% công suất. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, thị trường hồi phục kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng tiệu thụ.

gach op lat viet nam vuon len top 4 tren the gioi
Trước xu hướng liên kết sáp nhập trong ngành gạch ốp lát, các doanh nghiệp nội địa như AMYGRES tự tin có sức cạnh tranh nổi trội, khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường, trong nước và quốc tế.

Dù vậy, ngành gạch ốp lát Việt Nam vẫn có mức độ cạnh tranh gay gắt trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang đối mặt với hai thách thức lớn là gạch nhập khẩu từ các nước Tây Ban Nha, Italya, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại phân khúc cao cấp, nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua các sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu do tin tưởng về chất lượng công nghệ và ưa thích về mẫu mã. Ở phân khúc thấp hơn, gạch Trung Quốc tràn lan, cạnh tranh về giá thành.

Áp lực cạnh tranh này đặt ra yêu cầu sống còn cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát là phải tìm con đường đi đúng đắn. Hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn chính là đầu tư vào công nghệ hiện đại, nắm bắt xu hướng thị trường.

Sau nhiều năm bị lép vế trên sân nhà, hàng nội đã lấy lại vị thế. Điều này được thể hiện khi trong năm 2019, nhiều thương hiệu gạch ốp lát Việt bật lên giành lại thị phần so với các dòng gạch ốp lát nhập khẩu. Tiêu biểu trong đó là thương hiệu gạch ốp lát chất lượng cao AMYGRES.

Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, cả nước có khoảng hơn 80 doanh nghiệp sản xuất gạch men ốp lát với công suất khoảng 700 triệu m2/năm. Sự phát triển vượt bậc này đã giúp ngành gạch ốp lát Việt Nam vươn lên vị trí thứ 4 trong Top 10 nước sản xuất và top 4 về tiêu thụ gạch ốp lát hàng đầu thế giới và đứng đầu ASEAN.

Trong đó, các thương hiệu gạch ốp lát như AMYGRES, Prime… đã xuất khẩu đến những thị trường khó tính như Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, Mỹ.. vượt qua những hàng rào kỹ thuật, khẳng định vị thế của sản phẩm Việt trên đấu trường quốc tế.

Xu hướng liên kết trong ngành gạch ốp lát

Liên kết, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) diễn ra sôi động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Điển hình là tập đoàn SCG của Thái Lan đã mua lại Công ty cổ phần Prime Group, nắm gần 20% thị phần và chủ yếu phục vụ nội địa. Đây là cuộc thay tên đổi chủ lớn nhất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Việt Nam cho tới nay. Có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang nối dài cánh tay của mình tại thị trường gạch ốp lát Việt Nam.

Không chỉ vậy, xu thế liên kết, sáp nhập còn diễn ra với cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa như gạch Hoàng Hà - Quảng Ninh, gạch ASEAN- Bình Dương. Sau sáp nhập, với nguồn vốn mạnh, cải tiến công nghệ sản xuất, dễ dàng xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường. Điều này đem đến cho các doanh nghiệp Việt tình huống vừa đối mặt với những thách thức, vừa có những cơ hội để bứt phá, khẳng định mình.

Trong thời gian tới, thị trường gạch ốp lát sẽ trở thành sân chơi của những thương hiệu mạnh và vượt trội. Những doanh nghiệp có năng lực sản xuất kém sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc đua. Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để sản phẩm của mình giữ được chỗ đứng trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ấy, chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực vững mạnh mới tồn tại được.

Dù sau sáp nhập, nguồn vốn mạnh và công nghệ chưa phải là tất cả để đi đến thành công. Thực tế cho thấy, AMYGRES là một trong những doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội. Tuy sản phẩm ra mắt thị trường trong sức ép cạnh tranh lớn, nhưng đến nay gạch ốp lát AMYGRES đã chinh phục được niềm tin của người sử dụng trên toàn quốc, nhanh chóng vươn ra thế giới.

Với định hướng lấy sáng tạo công nghệ chiếm lĩnh thị phần, liên tục tái đầu tư để luôn có những sản phẩm độc đáo với chất lượng tiên phong. Để duy trì tính đổi mới sáng tạo, AMYGRES hợp tác chặt chẽ, ổn định, chiến lược với các nhà cung cấp thiết bị, nguyên liệu, công nghệ hiện đại từ các hãng hàng đầu thế giới như, System Italy, Durst Italy, Airpower, CMF Italy, Toreced Tây Ban Nha, Itaca Tây Ban Nha, Yaskawa Robot Nhật… xây dựng cộng đồng hợp tác, tiên phong trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, công nghệ mới.

Trước xu hướng liên kết sáp nhập trong ngành gạch ốp lát, các doanh nghiệp nội địa như AMYGRES tự tin có sức cạnh tranh nổi trội, khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường, trong nước và quốc tế.

Chiến lược cạnh tranh trong cuộc cách mạng 4.0

Hiện nay, ngoài sự cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã thì xu hướng áp dụng những công nghệ mới nhất trong sản xuất, hướng tới bảo vệ sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường đang tiếp tục là chiến lược phát triển và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp gạch ốp lát.

Trước lợi thế tác động của cuộc cách mạng 4.0, AMYGRES đã nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới ứng dụng dây chuyền tự động hóa toàn diện, thông minh, nâng cao năng suất lao động, giữ ổn định chất lượng sản phẩm. Toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất đều sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới lựa chọn những máy móc thông minh, robot làm việc, liên kết dữ liệu và tương tác máy liên hoàn, tự động cảnh báo, hệ thống thông tin công nghiệp khoa học, tác thời.

Các công đoạn công nghệ chế biến nguyên liệu tạo hình, đến công nghệ sấy nung, công nghệ in kỹ thuật số - Nâng tầm với kỹ thuật số sâu hơn: kỹ thuật số đồng bộ cho dây chuyền tráng men và trang trí, công nghệ sản xuất gạch kích thước khổ lớn cũng được ứng dụng.

Sản phẩm gạch ốp lát AMYGRES được nghiên cứu và phát triển đa dạng các bề mặt với các công nghệ mài bóng nano, hiệu ứng sugar, mài lappato, matt satin, matt rustic, phủ chống trơn Anti slip… Đa dạng về kích thước và sản phẩm kích thước khổ lớn đón đầu xu thế cho những dự án tiếp theo trong thời gian tới.

Trong thời đại mới, nhất là trước những chuyển biến mãnh liệt của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, AMYGRES đã chủ động tăng tốc để bắt kịp các xu hướng mới, mà cụ thể, thiết kế, xây dựng nhà máy thông minh, công nghệ thông minh tạo bước đột phá nhảy vọt.

Sử dụng phần mềm ứng dụng thiết kế 3D, nhờ công nghệ thực tế ảo khách hàng có thể thiết kế cho mình không gian sống theo sở thích và mong muốn của già đình. Ứng dụng này giúp khách hàng ướm thử và tính toán chi phí của hàng ngàn sản phẩm gạch ốp lát cùng các sản phẩm trang trí nội ngoại thất bằng một thao tác trên điện thoại di động, máy tính bảng, laptop.

AMYGRES cũng nhanh chóng chủ động trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp trước những xoay chuyển, thách thức của thời cuộc. Trong năm 2020, AMYGRES sẽ quy hoạch, phát triển mạng lưới bán lẻ online, nắm bắt kịp xu hướng khách hàng thời đại 4.0.

Theo VnEconomy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các bên đã nhất trí kết thúc 100% đàm phán mở cửa thị trường và nỗ lực để hướng đến việc ký kết hiệp định trong năm 2020 tại Việt Nam.
Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.
Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Đã 8 năm kể từ khi Timor-Leste nộp đơn đăng ký chính thức để trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng cho đến nay, khối này vẫn chưa chấp nhận Timor-Leste là thành viên thứ 11 của mình.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 02-03/8. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Cạnh tranh điều tất yếu mang tính tự nhiên và có thể chấp nhận được đối với các quốc gia để giành lợi thế về thị trường, công nghệ… Nhưng để có được một cuộc đối đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí xung đột, căng thẳng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền vừa thông báo phát động Giải thưởng ASEAN về Công nghệ thông tin và truyền thông (ASEAN ICT Awards – AICTA). Đây là giải thưởng uy tín bậc nhất khu vực, được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Khi xem xét những tiến bộ hữu hình được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù cơ hội để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay là khá ảm đạm, nhưng các quan chức thương mại vẫn tin tưởng các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào tháng 11 trong nỗ lực thúc đẩy nguyên tắc “trung tâm ASEAN”.    
Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đạt được tiến bộ đáng kể và hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2019. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn.
Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN. 
Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Chiều ngày 18/1/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức lễ công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam” - “Tourism Stories - The Vietnam Edition”.
Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Ngày 9/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức họp báo thông tin về Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 (ATF) sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) từ ngày 14-19/1/2019.  
Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Thông tin báo cáo từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay các công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019  tại Quảng Ninh đang được khẩn trương hoàn tất. 
Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Microsoft, Google và các công ty công nghệ lớn khác đã cam kết sẽ giúp đào tạo kỹ năng số cho khoảng 20 triệu người ở Đông Nam Á vào năm 2020 để bảo đảm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động đang phát triển của khu vực này có thể đáp ứng phù hợp với thị trường việc làm trong tương lai.
Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Gần 3 năm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, trong khi hàng hóa của các nước trong khu vực, nhất là hàng Thái Lan tràn vào Việt Nam thì ở chiều ngược lại, DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng lớn từ thị trường này. 
Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phổ biến hoạt động của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN do Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN, Dự án COMPASS tổ chức nhằm tăng cường phổ biến thông tin về các hoạt động của thống kê ASEAN.  
Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Ngày 10/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chính thức khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á 2019. Học sinh lớp 10 và lớp 11 các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động