G20 ‘mạnh tay’ với giới siêu giàu, dự báo nền kinh tế toàn cầu có khả năng ‘hạ cánh mềm’

Các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí hợp tác để buộc giới siêu giàu phải nộp thuế.
G20 sẽ siết chặt thị trường tiền điện tử toàn cầu Các nước G20 vẫn áp dụng hạn chế xuất khẩu bao gồm thực phẩm và phân bón Ra mắt hệ sinh thái Liên minh Công nghiệp G20

Theo đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), chủ đề tình trạng các tỷ phú trốn thuế đã được đưa ra thảo luận. Đây cũng là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên G20 năm 2024. Ông Lula da Silva hy vọng G20 sẽ nhất trí về mức thuế tối thiểu đối với giới tinh hoa giàu có, song tuyên bố cuối cùng chỉ cho thấy các thành viên chấp nhận thỏa hiệp.

Với quan điểm hoàn toàn tôn trọng chủ quyền thuế, chúng tôi sẽ tìm cách hợp tác để đảm bảo đánh thuế hiệu quả đối với những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao. Bất bình đẳng về của cải và thu nhập đang làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và sự gắn kết xã hội, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của xã hội”, G20 tuyến bố.

G20 ‘mạnh tay’ với giới siêu giàu, dự báo nền kinh tế toàn cầu có khả năng ‘hạ cánh mềm’
Hội nghị các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Ảnh: AP

Bộ trưởng Tài chính Brazil Fernando Haddad cho biết: “Về mặt đạo đức, các quốc gia giàu nhất cần xem xét vấn đề của chúng ta hiện nay là đang đánh thuế lũy tiến đối với người nghèo, chứ không phải người giàu". Mặc dù tuyên bố chung không nêu rõ mức thuế cụ thể, song ông Haddad nhận định đây là bước tiến quan trọng.

Hiện Chính phủ Brazil đề xuất áp thuế tối thiểu 2% đối với các tỷ phú. Đây là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20, trước Hội nghị thượng đỉnh của nhóm dự kiến vào ngày 18-19/11. Đề xuất đánh thuế các tỷ phú gây chia rẽ trong khối G20. Pháp, Tây Ban Nha, Nam Phi, Colombia và Liên minh châu Phi lại ủng hộ sáng kiến này, trong khi Mỹ và Đức phản đối.

Bình luận về thông tin trên, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đánh giá cao lập trường của G20 về "công bằng thuế", gọi quyết định hợp tác đánh thuế giới siêu giàu là "kịp thời và đáng hoan nghênh".

Cũng theo tuyên bố chung của hội nghị, các nhà lãnh G20 nhận định, hoạt động kinh tế phục hồi mạnh hơn so với dự kiến ở nhiều nơi trên thế giới, song không đồng đều giữa các nước, làm gia tăng nguy cơ phân mảnh kinh tế toàn cầu. Các lãnh đạo dự báo kinh tế thế giới sẽ “hạ cánh mềm” dù vẫn còn nhiều thách thức.

Tuyên bố chung chỉ ra những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế bao gồm cả xung đột leo thang, lạm phát dai dẳng khiến lãi suất tăng cao trong thời gian dài, hiện tượng thời tiết cực đoan, nợ công cao. Bên cạnh những nguy cơ, các đại biểu cũng đánh giá cao sự hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn, tốc độ hạ nhiệt lạm phát nhanh hơn dự kiến và những đổi mới công nghệ. Theo tuyên bố, sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G20 cũng cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại và nhấn mạnh cần giảm tình trạng bất bình đẳng kinh tế.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động,  linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'