FTA Việt Nam - Israel: Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA).
Thúc đẩy hợp tác thương mại-đầu tư với vùng kinh tế lớn nhất của Bỉ Nhiều tiềm năng lớn hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) đem lại trong tương lai.

FTA Việt Nam - Israel: Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư
Đại diện doanh nghiệp hai nước trao đổi về cơ hội hợp tác tại Hội nghị Giao thương hợp tác thương mại và sản xuất Việt Nam - Israel. Ảnh: TTXVN

Thưa ông, ngày 2/4, tại Tel Aviv (Israel), Việt Nam và Israel đã ra tuyên bố về việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước sau 7 năm với 12 phiên đàm phán. Xin ông cho biết một số đánh giá về nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tiếp tục đàm phán các FTA, mở cửa thị trường cho hàng Việt Nam ra thế giới?

Chính sách nhất quán của chúng ta từ xưa đến nay là hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới; mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với tất cả các nước. Trên cơ sở đó, chúng ta đã ký kết được rất nhiều FTA, trong đó có FTA với rất nhiều thị trường lớn.

FTA Việt Nam - Israel là một trong những FTA mới nhất mà chúng ta vừa ký kết, thể hiện rõ nét chính sách hội nhập toàn diện, sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và mở rộng quan hệ với tất cả các nền kinh tế; đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương nói riêng và các bộ, ngành khác nói chung.

Mặt khác, Israel dù không phải là thị trường lớn nhưng việc quyết tâm đàm phán FTA thể hiện sự quyết tâm của chúng ta trong mở rộng quy mô thương mại, đầu tư với tất cả các nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế nhỏ.

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Israel không phải thị trường lớn nhưng lại được đánh giá là thị trường rất tiềm năng cho hàng Việt vì hàng hóa của hai thị trường có tính chất bổ sung cho nhau. Theo ông, cơ hội xuất khẩu của hàng Việt Nam sang thị trường này thời gian tới sẽ như thế nào, khi FTA được ký kết và đi vào thực thi?

Israel không phải là đối tác thương mại và đầu tư lớn của nước ta, nhưng ý nghĩa của việc Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán và kết thúc đàm phán thể hiện ở tiềm năng lớn của thị trường. Lý do, Israel nằm ở khu vực Tây Nam Á, với khu vực này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chưa cao, song Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực để mở rộng thị trường, bởi hàng hóa giữa hai bên có tính chất bổ sung cho nhau. Việc mở rộng được hoạt động thương mại sang các thị trường mới cũng sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, thay vì tập trung quá nhiều vào những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - đang chiếm tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa rất lớn của chúng ta và rất dễ rủi ro khi biến động, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Israel hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Hy vọng là, sau khi FTA được ký kết và đi vào thực thi sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều đi lên.

Bên cạnh đó, với khu vực Tây Á, hiện Israel đóng vai trò như một “bàn đạp” để hàng hóa Việt Nam hiện diện rõ hơn ở khu vực Tây Nam Á. Nếu vào được thị trường Israel, hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội vào được rất nhiều thị trường khác của khu vực.

Một điểm nữa, Israel là một nền kinh tế có công nghệ cao, đặc biệt công nghệ trong nông nghiệp. Do đó, hy vọng rằng, FTA này không chỉ giúp khơi mở hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, lĩnh vực Việt Nam rất cần và muốn phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.

Như vậy, xét về quy mô thương mại và đầu tư, so với các FTA đã ký như với EU, CPTPP…, FTA Việt Nam - Israel không có quy mô lớn nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa trong tương lai. Việc ký kết và thực thi hiệp định giúp vừa đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng quan hệ thương mại với khu vực Tây Á, Tây Nam Á - khu vực chúng ta vẫn đang có những quan hệ tương đối hạn chế và mong muốn được mở rộng. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn.

Thời gian qua, có những FTA được doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt, song cũng có những FTA khả năng tận dụng hạn chế hơn. Vậy theo ông, với FTA mới như FTA, doanh nghiệp cần chú trọng điều gì để phát huy hiệu quả do hiệp định mang lại?

Câu chuyện muốn tận dụng tốt FTA không chỉ của Chính phủ, các bộ, ngành mà còn của doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực mở đường, mở ra cơ hội từ các FTA và Việt Nam là một trong những nước hàng đầu trong ASEAN chủ động ký kết với mục đích tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp. Để ký kết được 1 FTA, Chính phủ, các bộ, ngành tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức rất nhiều, song thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực để ký kết và đưa các FTA thực thi trong cuộc sống.

Ký kết được đã khó, để tận dụng được tốt, doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều. Có thể thấy, vừa qua, không phải tất cả FTA đều được doanh nghiệp tận dụng tốt. Bên cạnh đó, với hầu hết FTA chúng ta ký như FTA với EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thực tế, các doanh nghiệp FDI đang tận dụng lợi thế tốt hơn. Lý do là vì những doanh nghiệp này xuất phát từ các nước phát triển, có kinh nghiệm tiếp cận thị trường, có nguồn lực về tài chính, nhân lực, sở hữu sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của FTA… Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa chưa tận dụng được tốt bằng.

Do đó, không chỉ với FTA Việt Nam - Israel mà với rất nhiều các FTA khác, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về thị trường; đồng thời, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật. Hiện nay, nhiều FTA đòi hỏi các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, sử dụng nguồn nhân lực…, song tất cả những điều đó, doanh nghiệp Việt còn rất yếu.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để nắm được nội dung của các FTA. Đồng thời, tận dụng tốt các hỗ trợ của nhà nước để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành… Doanh nghiệp cũng cần nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tìm hiểu về các ưu đãi về chứng nhận xuất xứ hàng hóa để tận dụng hiệu quả FTA.

Xin cảm ơn ông!

Với việc chính thức kết thúc đàm phán, hai nước sẽ sớm xúc tiến các công tác liên quan để chuẩn bị cho việc ký Hiệp định FTA Việt Nam - Israel dự kiến ngay trong năm 2023, nhân kỷ niệm 30 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam - Chile đã và đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác châu Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Doanh nghiệp Việt cần khai thác những lợi thế từ Hiệp định RCEP để nâng cao lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia.
RCEP tạo

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu.
Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil sẽ tiếp tục củng cố quan hệ chính trị, là cơ hội để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại...
RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Hiệp định RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc, tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Sáng 19/11, tại TP. Đà Nẵng diễn ra ‘Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may’.
Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trong thời gian tới, Hiệp định RCEP sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và gia tăng lợi ích kinh tế cho các quốc gia thành viên.
4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Sau 4 năm chính thức ký kết và gần 3 năm thực thi, Hiệp định RCEP đang tác động tích cực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Sau khi ông Donald Trump đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, nhiều mức thuế mới đối với ô tô nhập khẩu thay đổi, đồng thời đảo ngược chính sách ủng hộ ô tô điện.
Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Sau khi CEPA được ký kết, WAM - hãng thông tấn Nhà nước UAE đã có bài ghi nhận ý kiến nhiều quan chức, coi đây tiến quan trọng trong chiến lược của UAE.
Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét việc ký kết Hiệp định CEPA, nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định trong thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác Việt Nam-UAE.
Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA áp dụng đối với hơn 11 nghìn dòng hàng.
Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Sở Công Thương Lâm Đồng tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ những Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA thúc đẩy thương mại các địa phương miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng liên tục, tỷ lệ thực hiện C/O tại các thị trường có FTA tăng 200 - 500%.
Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

Việc tham gia và thực thi các FTA xuất khẩu đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường các nước đối tác, cán cân thương mại Việt Nam duy trì đà xuất siêu.
5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội triển khai xây dựng Hệ sinh thái tận dụng FTA.
RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP chính thức có hiệu lực hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng còn một số thách thức.
Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã nêu ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Bộ Chính trị nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đi các thị trường có FTA của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng 8% so với cùng kỳ.
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động