Phát triển Khu công nghiệp sạch Kim Động: UBND tỉnh Hưng Yên có “cản bước” nhà đầu tư? Khởi công Khu công nghiệp Sông Khoai, Thị xã Quảng Yên |
Liên quan đến phản ánh của Công ty Jinko Solar về việc hiện nhà máy của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Khoai (tỉnh Quảng Ninh) đã đi vào hoạt động, nhưng không đủ điện cung cấp. Công ty Điện lực Quảng Ninh - đơn vị đang đảm trách việc bán điện tới các hộ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh khẳng định sẽ đảm bảo đúng tiến độ cấp điện cho Khu công nghiệp này.
Theo báo cáo của công ty Công ty Jinko Solar, nhu cầu sử dụng nguồn điện cung cấp cho Dự án Jinko 2 trong tháng 3/2022 là 19 MW, đến ngày 15/4/2022, nhu cầu điện phục vụ cho việc sản xuất với công suất tối đa của Jinko 2 đạt 66MW. Tuy nhiên, tính đến ngày 23/3/2022 mức tải tối đa mà Công ty cổ phần đô thị Amata Hạ Long (chủ đầu tư Khu công nghiệp Sông Khoai) có thể cung cấp là 15MW. Tình trạng thiếu nguồn điện cung cấp đã khiến Công ty không thể vận hành các dây chuyền sản xuất đã lắp đặt để tiến hành sản xuất số lượng theo đơn đặt hàng.
Công ty Jinko Solar nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Tỉnh Quảng Ninh |
Để tìm các giải pháp, hạn chế tối đa tình trạng thiếu nguồn điện cung cấp cho nhà đầu tư, Sở Công Thương Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh căn cứ tình trạng vận hành lưới, nghiên cứu, đề xuất phương án đảm bảo cấp điện cho nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Sông Khoai, thị xã Quảng Yên. Tiếp đó, Sở Công Thương Quảng Ninh cũng có văn bản số 1180/SCT-QLNL báo cáo, đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNNPC đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2025 được duyệt, đặt biệt là công trình đường dây 110kV sau trạm 220kV Yên Hưng đến trạm 110kV AMATA 1, bên cạnh đó, tổ chức rà soát, đánh giá và có giải pháp tăng mức sử dụng điện của khu công nghiệp Sông Khoai.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đô thị Amata Hạ Long đã có văn bản đề nghị EVNNPC chấp thuận cho Công ty tăng công suất sử dụng điện từ 15MW lên 25MW, đồng thời chấp thuận cho Trạm 110kkw Amata 1 tiếp tục tăng công suất nhận điện từ 25MW lên 66 MW sau khi trạm 220kV Yên Hưng và đường dây 110kV từ trạm 220kV Yên Hưng đến vị trí cắt đôi đường dây Đông Mai – Chợ Rộc – Amata 1 đi vào vận hành. Bên cạnh đó, tăng công suất nhận điện theo nhu cầu phụ tải của Công ty Jinko Solar Việt Nam từ 66 MW lên 165MW sau khi xuất tuyến đường dây 110kV từ trạm 220kV Yên Hưng cấp điện đến Trạm 110kV Amata 1, Amata 2 đi vào vận hành.
Ngày 27/4/2022, EVNNPC đã có văn bản số 1984/EVNNPC – KT về việc tăng công suất của trạm biến áp 110kv Amata 1, theo đó, đơn vị thống nhất tăng công suất nhận điện cho trạm biến áp 110kV Amata 1 với công suất lớn nhất không quá 25MW, đồng thời, xuất tuyến 110 kV sau trạm biến áp 220 kV Yên Hưng có kế hoạch đóng điện đồng bộ với trạm biến áp 220 kV Yên Hưng (do Tổng công ty truyển tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư) vào tháng 6/2022, sau khi đóng điện sẽ đảm bảo cung cấp điện cho Khu công nghiệp Sông Khoai. Riêng đối với các phụ tải có nhu cầu tăng công suất đột biến không có trong Quy hoạch phát triển Điện lực, Công ty Amata Hạ Long phải thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch và đăng ký sớm với ngành điện để có kế hoạch đầu tư nâng cấp lưới điện đảm bảo cung cấp đủ công suất sử dụng điện của khách hàng.
Nhân viên Công ty Điện lực Quảng Ninh tiến hành bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lưới điện, đảm bảo việc cung cấp điện được thông suốt |
Tuy nhiên, theo Công ty Điện lực Quảng Ninh, dù Công ty cổ phần đô thị Amata Hạ Long đã đề nghị tăng công suất mua điện, nhưng việc đầu tư thêm đường dây và trạm biến áp phải có thời gian, bởi việc đầu tư mới phải tuân thủ quy định được cấp có thẩm quyền chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch điện hiện có.
Không chỉ riêng tại khu công nghiệp Sông Khoai, EVN cũng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Theo đại diện EVN, phụ tải công nghiệp và quản lý tiêu dùng tại Quảng Ninh có tỷ trọng lớn, đặc biệt phụ tải du lịch, khách sạn, nhà hàng, KCN. Về cơ bản, lưới điện 110kV khu vực Quảng Ninh trong thời gian qua đảm bảo đáp ứng cấp điện cho các phụ tải. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của Quảng Ninh, EVN dự kiến nhu cầu đầu tư cần phải nhanh mới đáp ứng được thực tế đó. Hiện EVN và các tổng công ty trực thuộc đang đầu tư nhiều dự án lưới điện 110 -220kV, vì vậy, các địa phương, các khu công nghiệp cần dành quỹ đất xây dựng hạ tầng điện cho đường dây 220kV và 110kV cũng như đường dây trung áp để đảm bảo hạ tầng điện tốt nhất.
Theo Ông Nguyễn Đức Thiện – Tổng giám đốc EVNNPC cho biết, giai đoạn 2021 – 2025, dự báo tốc độ tăng trưởng của Quảng Ninh sẽ rất nhanh với nhiều khu công nghiệp đang xây dựng. Hiện tỉnh Quảng Ninh hiện có 13 khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Đơn vị hiện đã có những phương án cấp điện cụ thể cho tình hình phát triển phụ tải cụ thể tại 13 khu vực này. |